Top 11+ ý nghĩa đồ dùng STEAM mầm non đối với sự phát triển của trẻ

18/11/2023
Top 11+ ý nghĩa đồ dùng STEAM mầm non đối với sự phát triển của trẻ

Các bậc phụ huynh hiện nay dành sự quan tâm không hề nhỏ đối với phương pháp giáo dục STEAM hiện đại dành cho các bạn lứa tuổi mầm non. Mô hình giáo dục này vừa có thể được xây dựng trên lớp, vừa có thể được áp dụng tại nhà với tính hiệu quả cao. Cùng Makeblock VN tìm hiểu ý nghĩa của các đồ dùng STEAM mầm non qua bài viết sau!

1. Khái niệm về đồ dùng STEAM

STEAM là phương pháp giáo dục tổng hợp kiến thức ở 5 chủ đề cơ bản, gồm Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học. Định hướng của mô hình giáo dục này là cho trẻ tiếp cận với những thông tin mới mẻ qua những phương tiện, đồ dùng, đồ chơi vừa thực tế vừa hấp dẫn. Đồng thời, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng mềm ngay từ khi còn nhỏ.

Đồ dùng STEAM mầm non rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình khối, nguyên liệu tạo thành. Đảm bảo những loại đồ dùng mầm non STEAM có thể kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu quan trọng khi mang phương pháp STEAM đến với trẻ. Đó chính là nhu cầu học tập và nhu cầu giải trí.

2. Ý nghĩa đồ dùng STEAM mầm non với trẻ

Việc đưa các loại đồ chơi, đồ dùng, vật phẩm trang trí vào trong góc STEAM được nghiên cứu và thực hiện một cách cẩn thận, có nhiều dụng ý. Bởi đồ dùng STEAM mầm non ngoài việc giúp cho trẻ có thời gian vui chơi giải trí còn có những nhiệm vụ quan trọng khác. Bao gồm:

2.1. Kích thích trí tuệ phát triển

Khi tiếp cận với đồ chơi thông qua thị giác, thính giác, xúc giác, trẻ sẽ có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. Kỹ năng quan sát, kỹ năng nghe sẽ được phát huy tối đa để làm tiền đề thu thập dữ liệu thông tin truyền tải tới não bộ. Kích thích não bộ tư duy và phát triển mạnh mẽ hơn để khám phá những điều mới mẻ.

2.2. Rèn luyện kỹ năng mềm

Thông qua các vật dụng, đồ dùng đồ chơi STEAM cho trẻ mầm non, các bạn nhỏ sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình phát triển sau này. Ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề…

2.3. Rèn luyện tính kiên nhẫn

Với các đồ chơi trong tay, trẻ có sự hứng thú với việc khám phá các yếu tố xung quanh vật phẩm. Ví dụ như màu sắc, cấu tạo, cách hoạt động tổng thể các bộ phận trên đồ chơi…

Để tìm hiểu được những yếu tố này, thỏa mãn trí tò mò của mình, trẻ sẽ phải tỉ mỉ, nhẫn nại và tìm cách để hiểu được. Do đó, đồ dùng STEAM mầm non được đánh giá cao trong quá trình rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ.

2.4. Phát huy, định hình sở trường của trẻ

Mỗi trẻ đều sẽ có những năng khiếu, sở trường và sự đam mê nào đó. Khi tiếp xúc với góc STEAM và các loại đồ chơi trong từng chủ đề, trẻ sẽ có cơ hội được phát hiện, hình thành và định hình, phát huy các kỹ năng, năng khiếu này.

2.5. Giúp trẻ hạn chế thời gian dùng trò chơi điện tử

Với sự phát triển của các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, ipad… và sự thiếu thời gian của cha mẹ dành cho con cái, trẻ rất dễ bị “nghiện” điện tử. Việc có những đồ chơi thực tế hấp dẫn, thú vị khiến trẻ đam mê khám phá sẽ phần nào hạn chế được vấn đề này. Từ đó, giảm thiểu nhiều mối nguy của thiết bị điện tử và không gian mạng đối với trẻ.

3. Nên mua hay tự làm đồ dùng STEAM

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho phương pháp học STEAM. Tuy nhiên, một vài câu hỏi được đặt ra là, liệu đồ chơi bên ngoài có an toàn cho trẻ hay không? Có thể tự làm đồ dùng STEAM cho trẻ mầm non được không?

Theo đó, mỗi một lựa chọn về đồ dùng STEAM mầm non đều sẽ có những ưu nhược điểm và biện pháp để khắc phục các nhược điểm nếu có. Cụ thể:

3.1. Đồ chơi mua ngoài

Khi mua ngoài, có rất nhiều sản phẩm đồ chơi, đồ dùng phục vụ cho các chủ đề của phương pháp STEAM khác nhau. Từ những sản phẩm có thiết kế đơn giản đến những sản phẩm phức tạp. Thuộc đủ mọi nguyên liệu khác nhau như nhựa, giấy, nilon, micca… Tạo sự đa dạng cho sản phẩm và khả năng thu hút trẻ cao hơn.

Tuy nhiên, cần tìm đến các đơn vị cung cấp các loại đồ chơi, đồ dùng uy tín về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng nguyên liệu. Đảm bảo sự an toàn khi tiếp xúc với trẻ nhỏ.

3.2. Đồ chơi tự làm

Việc tự làm đồ chơi để đưa vào góc STEAM cũng được đánh giá cao về nhiều mặt. Trong đó, có việc kích thích sự sáng tạo của trẻ khi tự mình thực hiện hoặc theo dõi quá trình người lớn tạo ra các sản phẩm thủ công. Tuy nhiên, do hạn chế về kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu nên các sản phẩm làm ra chưa thực sự đa dạng cũng như chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám phá của trẻ.

Kết luận

Makeblock VN vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến ý nghĩa của đồ dùng STEAM mầm non. Mong rằng với nội dung bài viết vừa đề cập, các bậc phụ huynh và giáo viên sẽ có những định hướng tích cực hơn nữa khi cho trẻ tiếp cận với STEAM!

Viết bình luận của bạn: