-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn cách thiết kế dự án Steam theo chủ đề
18/03/2023
Để dự án Steam được hiệu quả thì cần phải có sự liên quan chặt chẽ giữa kiến thức với cuộc sống. Từ đó, học sinh mới dễ dàng nhận thức và phát huy được tư duy, giải quyết vấn đề hiệu quả. Bài viết hôm nay, Makeblock Việt Nam sẽ hướng dẫn cách thiết kế dự án Steam theo chủ đề để các bạn tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
1. Dự án Steam là gì?
Trước khi phân tích dự án Steam là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu về Steam. Theo đó, Steam chính là phương pháp giáo dục hiện đại với sự tích hợp của nhiều môn học như: Toán học, nghệ thuật, kỹ thuật, công nghệ, khoa học.
Dự án Steam là một loạt các hoạt động có liên quan đến phương pháp giáo dục Steam bao gồm: Giảng dạy, thực hành, câu lạc bộ, ngày hội... Mục đích cuối cùng của dự án này đó chính là tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu làm việc trong thời đại công nghệ phát triển nhanh và mạnh như hiện nay.
Mỗi dự án Steam sẽ được thực hiện một cách riêng biệt, có sự đổi mới và cải tiến dựa trên nguồn lực sẵn có. Đội ngũ nhân lực phải được đào tạo chuyên nghiệp về Steam thì mới có thể mang đến hiệu quả tối ưu.
2. Hướng dẫn cách thiết kế dự án Steam theo chủ đề
Việc thiết kế dự án Steam theo chủ để không phải lúc nào cũng dập khuôn, máy móc mà cần có sự đổi mới, nâng cao. Dưới đây là một số tiêu chí trong quá trình thiết kế dự án các bạn có thể tham khảo:
2.1. Cho phép học sinh tham gia vào các hoạt động Steam
Các hoạt động Steam khuyến khích học sinh tham gia như: Định hướng hành động, tìm tòi, trải nghiệm và khám phá sản phẩm. Trong quá trình tìm tòi, các em sẽ rèn luyện được kỹ năng cần thiết như: Quan sát, đo đạc, thí nghiệm, dự đoán, phân tích số liệu… Sau đó, đưa ra giải pháp và tiến hành kiểm chứng để tìm ra phương án tối ưu. Vì thế, chúng ta cần khai thác triệt để các kỹ năng này và tạo điều kiện cao nhất cho dự án Steam đạt kết quả như mong muốn.
2.2. Các bài học có sự gắn kết và hoạt động theo nhóm
Hoạt động theo nhóm sẽ giúp các thành viên thêm gắn kết và đưa ra nhiều ý tưởng tuyệt vời. Vì thế, cách thiết kế dự án Steam cần chú trọng đến vấn đề này để có được phương án dạy học hiệu quả.
Giáo viên nên ưu tiên học sinh làm việc theo nhóm, áp dụng cùng một loại sản phẩm học tập bởi cùng một tiến trình và ngôn ngữ. Đây cũng là cách giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và học hỏi mọi lúc mọi nơi.
2.3. Thiết kế dự án Steam dựa trên thực tiễn
Học sinh không chỉ học lý thuyết mà cần áp dụng vào thực tiễn. Khi thiết kế dự án Steam, chúng ta nên đặt các vấn đề từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: Môi trường, kinh tế, xã hội, giao thông… Dựa vào đó, các em sẽ thảo luận, tìm hiểu để đưa ra giải pháp hiệu quả.
2.4. Thất bại là phần tất yếu trong dự án Steam
Bất kỳ ai khi nghiên cứu và thiết kế dự án Steam cũng không thể khẳng định được kết quả luôn như mong đợi. Chúng ta cần đề xuất nhiều giả thuyết, phương án và đưa ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Đôi khi sự thất bại không phải là điều gì nguy hiểm mà đó chính là một phần cần thiết của Steam.
2.5. Áp dụng kiến thức từ chương trình giáo dục đã học
Trong mỗi dự án Steam, giáo trình thiết kế cần nêu rõ mục đích, nội dung được lồng ghép giữa các kiến thức công nghệ, khoa học, toán, kỹ thuật, nghệ thuật. Để có sự tích hợp Steam trong các bài học đó thì cần hợp tác chặt chẽ với giáo viên bộ môn liên quan. Việc này sẽ giúp các em nhận thức được các kiến thức đó có mối liên hệ khi giải quyết vấn đề.
3. Các hoạt động khi thiết kế dự án Steam
Khi thiết kế dự án Steam cần chú trọng đến các hoạt động như:
- Hoạt động nghiên cứu kiến thức từ chương trình phổ thông.
- Hoạt động phát hiện vấn đề, tìm hiểu thực tiễn bằng cách thu thập thông tin, sau đó ứng dụng kỹ thuật để phân tích và giải quyết.
- Sau khi phát hiện thì tiến hành giải quyết vấn đề rồi thử nghiệm và đưa ra nhận định để cải tiến nội dung.
4. Ví dụ thiết kế dự án Steam mầm non theo chủ đề
Thông qua các dự án Steam mầm non, trẻ sẽ phát triển được nhiều kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý về chủ đề giúp phát huy trí tưởng tượng của trẻ:
- Dự án 1: Sử dụng trái cây làm thuyền tự chế.
- Dự án 2: Năng lượng mặt trời.
- Dự án 3: Làm thuyền lá thiếc để thử nghiệm sức chịu tải của con thuyền.
- Dự án 4: Tìm hiểu về sự sống của động vật.
- Dự án 5: Thử nghiệm với hiện tượng mao dẫn trên thân cây thực vật.
- Dự án 6: Thử nghiệm mô hình liên kết bằng kẹo dẻo.
- Dự án 7: Cho trẻ vẽ cầu vồng đầy màu sắc trên giấy.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách thiết kế dự án Steam chi tiết. Các bạn có thể liên hệ với Makeblock Việt Nam theo số diện thoại 0983 325 500 để tham khảo các chương trình đang được áp dụng tại trung tâm. Từ đó, giúp cho quá trình tiếp cận dự án được hiệu quả cao
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024