9 lưu ý khi soạn giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân

23/11/2023
9 lưu ý khi soạn giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân

Việc sử dụng giáo án STEM ngày càng phổ biến tại các trường mầm non. Mỗi chủ đề của giáo án sẽ mang đến cho bé những trải nghiệm thú vị khác nhau. Chủ đề bản thân trong giáo án STEM mầm non sẽ giúp bé hiểu hơn về cơ thể của mình. Bài viết dưới đây là toàn bộ nội dung về giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân mời các bạn tham khảo.

1. Những việc quan trọng khi soạn giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân

Để soạn giáo án STEAM mầm non chủ đề bản thân, hay các chủ đề khác một cách hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

1.1. Đề ra mục tiêu cụ thể

Để lựa chọn và giảng dạy một cách phù hợp, giáo viên cần đề ra mục tiêu rõ ràng với năng lực của học sinh. Xác định kết quả học tập mong muốn ở từng cá nhân sau giờ hoạt động, không đưa ra mục tiêu chung cho tập thể. Có thể dựa vào từng nhóm đối tượng để xây dựng kế hoạch, đảm bảo chi tiết rõ ràng và thời gian hợp lý.

1.2. Nội dung giáo án cần hấp dẫn, bao quát

Nội dung giáo án cần thu hút sự tò mò và khám phá của trẻ. Theo đó, giáo viên hướng dẫn những nội dung chính để trẻ tự thực hành và trải nghiệm.

Ngoài ra, giáo án cũng cần có sự bao quát toàn bộ hoạt động của trẻ. Thiết kế bài giảng giáo án STEM chủ đề bản thân gắn liền với thực tế.

1.3. Xây dựng kế hoạch thời gian

Kế hoạch quản lý thời gian trong giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân cũng như một số chủ đề khác, rất quan trọng. Việc này giúp giáo viên truyền tải đầy đủ các nội dung kiến thức, giúp trẻ trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội kiến thức hiệu quả. Có thể chia các nội dung bài học tương ứng với khoảng thời gian nhất định trong một tiết, để đảm bảo sự phân bổ thời gian hợp lý cho từng nội dung.

1.4. Thiết kế giáo án dựa trên khả năng, sở thích của trẻ

Xây dựng kế hoạch giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân cần dựa vào khả năng và nhu cầu của trẻ. Ví dụ như ở lứa tuổi mầm non trẻ rất thích những đồ vật ngộ nghĩnh đáng yêu, có thể cho trẻ thực hành với búp bê… Khi hiểu được tâm lý trẻ, giáo viên sẽ xây dựng được các hoạt động phù hợp, tạo hứng thú giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.

1.5. Thiết kế giáo án STEAM mầm non về chủ đề bản thân theo nhiều hình thức

Giáo án không nên dập khuôn một kiểu, để tránh sự nhàm chán ở trẻ, nội dung cần có sự đổi mới. Có thể thay đổi các hoạt động thực hành, âm thanh, hoặc cách vận động. Ngoài ra, có thể kết hợp với những bài thuyết trình powerpoint…

1.6. Giáo án khoa học, rõ ràng

Khi soạn giáo án mầm non STEM chủ đề bản thân cần đảm bảo nội dung khoa học, trình bày rõ ràng. Điều này giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, cũng giúp cho những giáo viên khác có thể dễ dàng nắm bắt nội dung giáo án một cách nhanh chóng.

1.7. Phần kết thúc bài học

Khi soạn giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân, cần chú ý thời gian cuối giờ. Nên tạo một khoảng thời gian để trò chuyện cùng trẻ, tương tác và giải đáp thắc mắc, đồng thời chốt lại nội dung bài học.

1.8. Ôn tập và củng cố

Ngoài việc dạy kiến thức mới cho trẻ, nội dung trong giáo án cũng cần chú ý đến việc củng cố ôn tập. Có thể cho trẻ ôn tập qua các trò chơi hay các bài vận động thể chất, tạo sự thoải mái, giúp trẻ tiếp thu bài một cách hào hứng.

1.9. Đánh giá trẻ

Quá trình xây dựng nội dung giáo án cần có đánh giá, nhận xét hoạt động của trẻ. Từ đó, giúp bạn kiểm tra được kiến thức của từng trẻ để kịp thời bổ sung, bồi dưỡng kiến thức thiếu hụt.

2. Quy trình trong thiết kế giáo án STEM chủ đề bản thân

Ngoài những lưu ý trên khi thiết kế giáo án STEM chủ đề bản thân, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau để giáo án đạt chất lượng cao:

Bước 1: Lựa chọn tiêu đề bài học

Dựa vào nội dung của chủ đề bản thân, giáo viên cần nên ý tưởng cho bài học. Từ đó, lựa chọn tiêu đề cho phù hợp với nội dung, kiến thức của bài.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Giáo viên xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học, từ đó yêu cầu trẻ thực hiện giải quyết vấn đề. Thông qua các kiến thức đã được truyền đạt, trẻ sẽ vận dụng vào trong quá trình thực hành, để giải quyết vấn đề đó.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí giải quyết vấn đề

Khi đã xác định được vấn đề cần giải quyết, giáo viên xây dựng các tiêu chí để trẻ thực hiện. Những tiêu chí sẽ xoay quanh kiến thức, kỹ năng của bài học.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Thiết kế các hoạt động cần rõ ràng về mục đích, nội dung mà trẻ cần hoàn thành.

Như vậy, với các lưu ý và 4 bước xây dựng quy trình thiết kế bài giảng STEM trên, bạn có thể dễ dàng thiết kế giáo án STEM mầm non chủ đề bản thân một cách hiệu quả và chất lượng. Bài viết này hy vọng sẽ là thông tin bổ ích giúp các giáo viên mầm non tham khảo.

Viết bình luận của bạn: