Top 3 nguyên tắc quan trọng khi trang trí góc chủ đề STEAM

05/12/2023
Top 3 nguyên tắc quan trọng khi trang trí góc chủ đề STEAM

Góc chủ đề STEAM là môi trường học tập sáng tạo và lành mạnh để trẻ tự do, thỏa sức khám phá. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, góp phần hoàn thiện kỹ năng cho trẻ ngay từ những năm tháng học tập đầu đời. Trong bài viết hôm nay, MakeBlock VN sẽ chia sẻ một số nguyên tắc quan trọng khi trang trí góc chủ đề STEM để bạn tham khảo.

1. Hiểu về phương pháp giáo dục STEAM

Hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp ích rất nhiều cho việc trang trí góc chủ đề STEAM. Theo đó, STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại và năng động. Ở đó, giáo viên có thể thiết kế lớp học với những hoạt động phù hợp với từng độ tuổi.

Sau khi đã hiểu được bản chất của STEAM thì việc áp dụng vào các bài học sẽ trở nên hiệu quả hơn. Thông qua đó, trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều điều hữu ích từ hoàn cảnh thực tế trong lớp.

Khi trang trí góc chủ đề STEM, giáo viên hãy thiết kế các vật dụng trang trí sao cho hài hòa. Đồng thời, phối màu sắc tươi tắn, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Mỗi góc được bố trí hợp lý, có sự liên kết với nhau trong cùng một lớp học.

Sau đó, lồng ghép các bài học trên lớp cùng kỹ năng thực hành thông qua từng góc học tập. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí tuệ và nâng cao nhận thức, tiếp thu bài học cho các em.

2. Nguyên tắc khi thiết kế góc chủ đề STEAM

Khi tuân thủ các nguyên tắc trong thiết kế góc chủ đề STEAM, giáo viên sẽ tạo nên một phòng học đầy sáng tạo và khoa học. Từ đó, kích thích sự tò mò và khám phá để trẻ có thêm hứng thú trong mỗi giờ học.

2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội thất mầm non

Việc sử dụng quá nhiều đồ nội thất khác nhau sẽ gây rối mắt. Đây là sai lầm khiến cho tổng thể góc học tập không được cân đối.

Nội thất mầm non như: Tủ đồ cá nhân, bàn ghế, tủ kệ đựng đồ chơi… nên được lựa chọn cùng tông màu, cùng kiểu và chất liệu. Điều này sẽ giúp tạo nên sự hài hòa, thống nhất cho góc chủ đề.

2.2. Nguyên tắc phối màu

Màu sắc có vai trò quan trọng trong thiết kế góc chủ đề STEAM. Nhất là về kết cấu và thẩm mỹ của phòng học. Giáo viên có thể trang trí góc học tập theo hướng mở để tận dụng tối đa không gian. Đồng thời, kích thích sự sáng tạo và hứng thú cho trẻ.

Màu sắc dùng để trang trí nên ưu tiên gam màu tươi sáng, bắt mắt. Những gam màu nóng như cam, đỏ… cần sử dụng nhiều hơn gam màu lạnh, tối. Ngoài ra, hãy phối màu nhẹ nhàng xen kẽ để tạo cảm giác êm dịu cho người nhìn.

Đặc biệt, không sử dụng tùy tiện quá nhiều màu sắc trong cùng một không gian. Điều này vừa gây chói mắt vừa tạo cảm giác khó chịu. Vì thế, hãy phối khoảng 3 – 4 màu trong cùng một góc học tập để tạo sự đồng điệu.

2.3. Nguyên tắc lựa chọn hình ảnh treo tường

Hình ảnh và màu sắc là hai yếu tố thu hút sự chú ý của trẻ. Giáo viên hãy lựa chọn hình ảnh gần gũi, vui tươi và phù hợp với lứa tuổi mầm non. Trong đó, cây cối, hoạt hình, con vật xinh xắn, nhân vật cổ tích… là những hình ảnh mà trẻ thích khám phá, tìm hiểu.

Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép các con số vào từng hình ảnh cụ thể. Từ đó, trẻ vừa được khám phá những bài học hay vừa được rèn luyện và học tập, góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ.

Với những hình ảnh này, giáo viên có thể lựa chọn dán tranh hay vẽ trực tiếp lên tường. Có thể kết hợp giữa hai hình thức này để tạo nên góc học tập đầy thú vị và ý nghĩa cho trẻ.

3. Gợi ý trang trí các góc chủ đề STEAM

Có nhiều cách để trang trí cho góc chủ đề STEAM. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

3.1. Trang trí góc nghệ thuật

Góc nghệ thuật nên được đặt ở vị trí gần với cửa chính để bé dễ dàng quan sát những sản phẩm tại đây. Giáo viên có thể sử dụng các nguyên liệu tái chế như: Nắp nhựa, đĩa CD, bìa catton… để thiết kế góc học tập sáng tạo và gần gũi.

3.2. Trang trí góc khám phá trải nghiệm

Giáo viên có thể trang trí với những hình ảnh liên quan đến hoạt động khám phá, thí nghiệm. Sau đó chuẩn bị những vật dụng như: Giấy ăn, hạt gạo, màu nước… và hướng dẫn trẻ tự do sáng tạo, thực hiện thí nghiệm.

3.3. Trang trí góc âm nhạc

Trong góc âm nhạc, giáo viên hãy trang trí những nốt nhạc nhiều màu sắc. Cùng với đó là tạo hình của các nhạc cụ quen thuộc như: Đàn ghi ta, đàn bầu, trống, kèn… Mỗi buổi học, giáo viên giới thiệu từng nhạc cụ và cách sử dụng của mỗi loại để kích thích khả năng sáng tạo, tìm tòi, ham học hỏi của các em.

Tham gia vào các bài học trong góc chủ đề STEAM sẽ giúp trẻ được học tập, khám phá và trải nghiệm nhiều bài học bổ ích. Từ đó, góp phần khuyến khích trẻ luyện tập, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Thông qua mỗi trải nghiệm, trẻ sẽ lớn khôn, trưởng thành và phát triển toàn diện.

Viết bình luận của bạn: