-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những điều giáo viên cần biết khi dạy học dự án trong giáo dục Stem
13/05/2022
Nhiệm vụ chính của giáo dục Stem chính là tích hợp, lồng ghép những kiến thức đã được học trong chương trình giáo dục để ứng dụng vào hiện thực cuộc sống. Hay nói cách khác dạy học theo phương pháp Stem không xa rời thực tế vì ở đây hoàn toàn không có rào cản nào trong việc học kiến thức hàn lâm với vận dụng nó.
1.Tìm hiểu dạy học dự án là gì?
Dạy học dự án thực chất được hiểu là sự chênh lệch giữa việc học lý thuyết trên lớp với kiến thức thực tế trong đời sống và trong môi trường làm việc. Vì vậy việc dạy học dự án có ý nghĩa thực tiễn cao.
Trong giáo dục Stem mục tiêu của dạy học dự án được thể hiện thông qua việc tìm tòi và nghiên cứu tiến đến định hướng một sản phẩm khoa học, công nghệ. Có thể phân loại dự án trong giáo dục Stem thông qua thời điểm triển khai thành 2 loại đó là Post-Project và Pre-Project. Cụ thể.
Pre-Project
Được hiểu là dự án học tập hình thành ngay khi bắt đầu quá trình học, đó có thể là khóa học, phần học hay chương trình học…Trong khi học học sinh cần nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu chiếm lĩnh những kiến thức để hoàn thành dự án.
Yếu tố cốt lõi của Pre-Project xuất phát từ những câu hỏi hay vấn đề trước khi bắt đầu việc học. Từ đó đặt ra thử thách cho học viên phải học như thế nào để giải quyết được các vấn đề đã đặt ra.
Post-Project
Còn được gọi là dự án vận dụng kiến thức. Dự án này thường được thực hiện vào cuối giai đoạn học, khi việc học kết thúc.
Lúc này những kỹ năng hay kiến thức mà học sinh tích hợp được trong quá trình học được vận dụng để thực hành và sáng tạo ra các sản phẩm khoa học.
2.Những lưu ý khi thực hiện dạy học dự án trong giáo dục Stem
Khi thực hiện dự án giáo dục Stem người dạy cần lưu ý đến tiến trình thực hiện dự án. Phải tạo một không gian học tập phù hợp, nơi học sinh được đặt vào các tình huống cụ thể và các em phải thực sự tự giải quyết các vấn đề liên quan. Nói cách khác giáo viên từ từ chuyển giao nhiệm vụ học cho chính học sinh thực hiện.
Khi thực hiện giáo viên cũng cần lưu ý đến khả năng thực có của học sinh và những kiến thức nền mà các em đã được học trong chương trình giáo dục tại nhà trường. Điều này để tránh trường hợp dự án vượt quá sức của học sinh khiến các em bị thất bại nhiều lần khiến dự án không thể thực thi. Giáo viên luôn phải kèm theo bảng phân công cũng như bảng theo dõi tiến độ thực hiện công việc để giám sát khách quan nhất.
Bảng phân công luôn phải đi kèm với thời gian biểu cho từng học sinh và giáo viên cần giám sát thường xuyên để có hướng điều chỉnh tiến độ cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Mặt khác bước này giúp giáo viên đánh giá học sinh chính xác hơn.
Giáo viên cần lường trước các tình huống có thể xảy ra khi đề xuất dự án. Dự án cần thể hiện rõ ràng tiến trình dạy học qua bảng phân công và bảng theo dõi tiến độ thực hiện dự án. Điều này khiến học sinh phải từng bước thực hiện theo đúng quy trình để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
Các giai đoạn để xây dựng quá trình dạy học dự án
- Tìm hiểu nhu cầu: Mục tiêu để ra khảo sát đề ra nhiệm vụ và thực hiện mục tiêu dự án.
- Xây dựng dự án: Mục tiêu để phân tích dự án, sản phẩm và yếu tố thành công.
- Thực hiện dự án: Mục tiêu lập kế hoạch chi tiết, phân công người chịu trách nhiệm, người theo dõi và điều chỉnh.
- Đánh giá dự án: Mục tiêu để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch và ý tưởng cho sản phẩm.
Dự án học tập cần đặt yêu cầu ngay sau khi giao cho học sinh, thể hiện rõ các yếu tố để đánh giá như tiêu chí, hình thức thực hiện và sản phẩm. Trong đó dự án học tập được đánh giá qua nhiều hình thức khác nhau như báo cáo quá trình hoạt động, kết quả học tập, nhật ký thực hiện dự án, hồ sơ dự án, hỏi đáp sau khi thực hiện dự án…
3.Các tiêu chi đánh giá dự án học tập
Đánh giá dự án học tập người đánh giá cần đảm bảo các tiêu chí sau.
- Tính hiệu quả: Dựa vào kết quả dự án để đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra.
- Tính phù hợp với mục tiêu giáo dục: So sánh mức độ đạt được với mục tiêu đề ra và mục tiêu đã đạt được.
- Hiệu quả: Kết quả đạt được sau khi thực hiện dự án so với điều kiện mà nhà trường đáp ứng.
- Hình thức đánh giá dạy học dự án
- Tự đánh giá mỗi thành viên: Từng cá nhân sẽ tự đánh giá thái độ, cái đạt được và sự hoàn thiện trong quá trình thực hiện.
- Đánh giá chéo: Các thành viên tự giám sát và đánh giá lẫn nhau. Qua đó phát triển năng lực đánh giá người khác của học sinh. Tuy nhiên cần thực hiện dưới sự hướng dẫn và điều phối của giáo viên.
- Đánh giá của người giám sát: Thiết lập phiếu đánh giá để học sinh điền vào phiếu sau đó tổng kết dự án.
Ngoài ra hình thức đánh giá dự án dạy học cần mang tính tập thể và qua các mức độ dưới đây.
- Đánh giá bên trong: Đánh giá các nhóm cùng tham gia thực hiện dự án với nhau.
- Đánh giá bên ngoài: Người không tham gia dự án sẽ đánh giá kết quả của dự án.
Các nhóm tự đánh giá đồng thời cá nhân bên ngoài cũng đánh giá dự án: Giáo viên đánh giá các thành viên tham gia dự án.
Khi đánh giá dự án trong giáo dục Stem cần thể hiện các mức đánh giá dưới đây.
- Về tiêu chí sản phẩm: Chất lượng của các cách thực hiện dự án và hiệu quả đạt được.
- Về tiêu chí học tập: Chất lượng của những kiến thức, kỹ năng mới tiếp nhận được. Mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra.
- Về tiêu chí hợp tác: Quá trình làm việc nhóm và vai trò của từng thành viên trong khi thực hiện dự án.
- Về tiêu chí về dự án cá nhân: Những kiến thức và kỹ năng mỗi cá nhân đạt được qua dự án.
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024