Phương thức và hoạt động của giáo dục Stem ở Việt Nam 

07/05/2022
Phương thức và hoạt động của giáo dục Stem ở Việt Nam 

Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang trong quá trình triển khai xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lý hoạt động dạy học Stem. Kiểm tra đánh giá dạy và học của chương trình giáo dục trung học theo định hướng giáo dục Stem. 

1. Mục tiêu của giáo dục Stem

Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà mục tiêu giáo dục Stem ở từng quốc gia là không giống nhau. Nếu tại Anh mục tiêu giáo dục Stem là hướng đến đào tạo đội ngũ thế hệ các nhà khoa học chất lượng cao thì tại Mỹ lại xác định mục đích của giáo dục Stem là mở rộng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, nhằm khai thác triệt để nguồn nhân lực tiềm năng của quốc gia...

Đào tạo giáo viên STEM

Tuy mục tiêu ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng mục đích chủ yếu là tác động trực tiếp đến người học. Lấy học sinh làm trung tâm của bài giảng. Kích thích tối đa khả năng sáng tạo, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống. Hướng thế hệ trẻ hoàn thiện cả về trí và lực trước những cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới.

2. Thực trạng giáo dục Stem ở Việt Nam

Tại Việt Nam giáo dục Stem du nhập không giống như các nước có nền giáo dục đã phát triển. Stem ở nước ta được biết đến và bắt nguồn từ các cuộc thi robot dành cho lứa tuổi học sinh do các công ty công nghệ tại Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức nước ngoài thực hiện.

Từ khi bắt đầu được biết đến đến giáo dục Stem đã có sự lan tỏa với nhiều cách thức khác nhau và cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ khác nhau.

Tại các thành phố lớn ở nước ta hệ thống các công ty tư nhân đã đưa giáo dục Stem là robot vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên đây cũng là điều bất cập ở vùng nông thôn khi học sinh chưa được tiếp cận nhiều với mô hình giáo dục hiện đại này.

Tại Việt Nam hiện nay các hoạt động Stem được tổ chức dưới hình thức các CLB cũng được chú trọng phát triển.

Định hướng giáo dục STEM trong chương trình tổng thể

Có hai hình thức CLB Stem phổ biến tại các trường trung học phổ thông như:

  • CLB xã hội hoá do công ty công nghệ kết hợp với nhà trường tổ chức. Nội dung sinh hoạt chủ yếu tập trung vào mảng robot và lập trình. Hình thức này chủ yếu được duy trì tại các thành phố lớn, nơi mà phụ huynh sẵn sàng chi trả các chi phí phát sinh cho các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
  • CLB Stem ngoại khóa do giáo viên tự duy trì và tổ chức. Đây là CLB khá phổ biến tại các khu vực nông thôn. 

Để có những kiến thức ban đầu về Stem các thầy cô giáo phải làm quen và trải qua các chương trình đào tạo, tập huấn. Những buổi đào tạo này chủ yếu do các tổ chức giáo dục hoặc cá nhân có năng lực đứng ra.

Ngoài ra Stem ở Việt Nam còn được biết đến thông qua các cuộc thi robot, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.

Có thể thấy các hoạt động Stem hiện nay tại các nhà trường khá phong phú. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa hai hình thức CLB Stem tại vùng thành thị và nông thôn khá rõ rệt. Tùy theo điều kiện kinh tế của địa phương hoặc nhà trường sẽ tổ chức các CLB Stem phù hợp cho học sinh.

3. Phương thức xây dựng chủ đề giáo dục Stem ở trường trung học phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đưa ra định hướng các hình thức có thể triển khai giáo dục Stem ở trường trung học phổ thông như sau.

3.1 Hình thức tổ chức Stem

-Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực Stem

Các bài học và hoạt động Stem được tổ chức ngay trong quá trình dạy học. Học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức theo cách tích hợp liên môn. Chủ đề bài học Stem bám sát nội dung của các môn học thành phần. 

Ưu điểm của hình thức giáo dục Stem này là không phát sinh thời gian học tập. Vì thế nên đây là hình thức tổ chức giáo dục Stem đang khá phổ biến tại các nhà trường.

-Hoạt động trải nghiệm Stem

Học sinh sẽ được khám phá và trải nghiệm thực tế các thí nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống. Từ đó giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật.

Chương trình giáo dục STEM thương hiệu DoSTEM

Điều này phần nào nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối với các môn học Stem. Đây cũng chính là cách thức để thu hút sự quan tâm của toàn thể xã hội đối với phương pháp giáo dục mới Stem.

Thế nhưng để tổ chức thành công các trải nghiệm Stem cần có sự tham gia và hợp tác của nhiều bên liên quan. Đó có thể là các trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay các trường đại học hoặc doanh nghiệp, công ty công nghệ…

Các trường phổ thông cũng có thể triển khai học Stem thông qua các hình thức như câu lạc bộ. Đây là hình thức hoạt động dựa theo sở thích, phát triển năng khiếu của học sinh. Thời gian hoạt động diễn ra theo kỳ hoặc trong cả năm học.

Hình thức câu lạc bộ Stem cũng là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong các cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh. 

Ngoài ra câu lạc bộ Stem còn là cơ hội để học sinh nhận thấy bản thân phù hợp với lĩnh vực nào. Từ đó nhận ra giá trị của bản thân với một trong những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Stem.

-Hoạt động nghiên cứu khoa học

Giáo dục Stem hoàn toàn có thể được triển khai thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và các cuộc thi sáng tạo với nhiều chủ đề khác nhau.

Những hoạt động này dành cho các học sinh thực sự có năng lực, hứng thú với các hoạt động sáng tạo, tìm tòi, khám phá và có khả năng giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

3.2 Xây dựng chủ đề Stem

Các chủ đề Stem cần được tổ chức theo hướng linh hoạt và được triển khai dưới nhiều hình thức giúp học sinh nắm bắt một cách hiệu quả nhất. Để xây dựng một chủ đề Stem phù hợp với định hướng phát triển năng lực cho học sinh nên thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1: Xác định đối tượng thời gian hình thức tổ chức chủ đề Stem

  • Đối tượng: Xác định được đối tượng phù hợp với từng chủ đề Stem. Trên cơ sở bám sát nội dung chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể bao gồm học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
  • Thời gian: Xác định thời gian phù hợp bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian thực hiện. Thông thường mỗi một chủ đề nên xây dựng trong thời gian từ 60 đến 90 phút trên lớp.
  • Hình thức tổ chức: Có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phòng Stem.  

Bước 2: Trình bày những vấn đề thực tiễn

Giáo viên cần nêu ra các vấn đề thực tế bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như dưới hình thức câu chuyện hay một đoạn phim ngắn hoặc một tình huống thực tế để học sinh tập giải quyết vấn đề. 

Bước 3: Đặt câu hỏi định hướng hình thành ý tưởng của chủ đề và hệ thống kiến thức Stem trong chủ đề 

Giáo viên nên sử dụng các câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở hay câu hỏi giả định. Nhằm mục đích kích thích tối đa tư duy của học sinh.

Bước 4: Xác định mục tiêu của chủ đề

Xác định mục tiêu, kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được sau khi thực hiện các chủ đề Stem. 

Trong đó mục tiêu cần phải rõ ràng và có tính khả thi phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Bước 5: Chuẩn bị các tài liệu mẫu cho chủ đề giúp học sinh dễ dàng hình dung

Giáo viên cần chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất và vật dụng cần thiết để tổ chức chủ đề hiệu quả.

Bước 6: Xác định các quy trình kỹ thuật cần giải quyết và hành động để giải quyết vấn đề thực tiễn

Giáo viên cần xây dựng quy trình tổ chức hoạt động một cách rõ ràng, rành mạch và dễ hình dung.

Giáo Dục STEM Là Gì? Mục Tiêu áp Dụng Mô Hình Giáo Dục STEM

Về các chủ đề Stem yêu cầu cao hơn giáo viên cần chỉ ra mục tiêu của chủ đề, những yêu cầu cần đạt được sau đó yêu cầu học sinh tự xây dựng và thực hiện theo chủ đề.

Đây cũng chính là giá trị cốt lõi của chủ đề Stem đó là truyền cảm hứng và khơi dậy khả năng sáng tạo của từng cá nhân.

Bước 7: Báo cáo kết quả, nêu ra kiến nghị và đề xuất mới

Sau khi hoàn thành chủ đề học sinh cần báo cáo kết quả quá trình ứng dụng Stem để giải quyết các vấn đề thực tế. 

Đây cũng là lúc học sinh có thể đề xuất những vấn đề phát sinh hoặc những ý tưởng mới liên quan đến chủ đề. Giáo viên sẽ là người kết luận vấn đề và tổng kết.

3.3 Các hoạt động Stem trong dạy học Stem

Giáo dục Stem là một phương thức giáo dục tích hợp trong đó học sinh được thực hiện các hoạt động chủ yếu như sau.

Hoạt động tìm hiểu thực tiễn và phát hiện vấn đề

Đối với các bài học Stem nhiệm vụ của học sinh là giải quyết những tình huống trong thực tế đời sống. Vì vậy các em cần thu thập thông tin, phân tích tình huống và giải thích được nó có từ đó xác định vấn đề cần giải quyết là gì.

Nghiên cứu kiến thức nền

Tất cả những vấn đề cần được giải quyết học sinh đều được hướng dẫn để nghiên cứu. Qua đó các em hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Tương ứng có hai loại sản phẩm đó là kiến thức mới và công nghệ mới.

  • Đối với hoạt động sáng tạo khoa học: Kết quả nghiên cứu là những đề xuất mang tính lý thuyết được rút ra khi chúng ta thu thập số liệu và kiểm chứng các giả thuyết khoa học. 
  • Đối với các hoạt động sáng tạo kỹ thuật: Đó chính là những sản phẩm mang tính ứng dụng ảnh thông qua Việc thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới.

Qua bài viết này chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của nhà trường phụ huynh và các doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động giáo dục Stem. 

Viết bình luận của bạn: