Tìm hiểu công cụ đánh giá năng lực học sinh trong giáo dục Stem

11/05/2022
Tìm hiểu công cụ đánh giá năng lực học sinh trong giáo dục Stem

Mục tiêu của sự đánh giá chính là xác định được sự tiến bộ trong quá trình học có hay không. Đánh giá năng lực của học viên chính là khi bạn đánh giá khả năng tiếp thu và ứng dụng những kiến thức đã học trong việc giải quyết các vấn đề mang tính thực tế. Hoặc nói cách khác việc đánh giá năng lực của học sinh chính là quá trình đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của các em.

1.Năng lực học sinh là gì? Mục đích và những lưu ý

Năng lực ở đây được hiểu là sự tích hợp của nhiều giá trị như kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức, chuẩn mực xã hội…được góp nhặt từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Thang đo năng lực của một học sinh được dựa trên mức độ phát triển của học sinh. Việc người học đạt hay không đạt nội dung được truyền tải trong quá trình học lại là một khía cạnh khác, nó không dùng để đánh giá năng lực của học sinh. 

Có một số yếu tố cần lưu ý khi đánh giá năng lực của người học như sau.

  • Tập trung vào mức độ tiến bộ của người học so với khả năng của các em hơn là việc so sánh xếp hạng giữa các học sinh với nhau.
  • Các học sinh được học cùng một nội dung hoặc cùng một lứa tuổi có thể đạt những mức độ năng lực khác nhau. Cụ thể một trong số đó đạt mức năng lực thấp, một số lại đạt năng lực phù hợp, còn lại vượt mức năng lực so với độ tuổi. Đây cũng chính là điểm đặc trưng khi đánh giá năng lực theo mức độ tiến bộ, điều mà đánh giá theo cách đơn lẻ không giải quyết được.

Mục đích của việc đánh giá năng lực người học giúp việc phân công nhiệm vụ phù hợp với từng học sinh. Tuy nhiên một thử thách để thực thi điều đó trong lớp học có sĩ số đông là điều khó khăn. 

Có một phương pháp khác hiệu quả không kém và có tính thực tế hơn đó là thầy cô sẽ chọn nhiệm vụ phù hợp với đa số trình độ của học viên.

STEM là gì? Hướng dẫn triển khai giáo dục STEM vào lớp học

Tiếp đó có thể giao thêm nhiệm vụ nâng cao đối với nhóm học sinh giỏi, đồng thời tăng cường sự trợ giúp đối với nhóm học sinh yếu hơn. Thử thách đầu tiên của giáo viên đó là phải xây dựng được hệ thống các yêu cầu và nhiệm vụ đa dạng mức độ khác nhau.

2.Một số cách để phân chia mức độ Stem hiệu quả cho giáo viên

Cách 1: Phân theo độ mở của nhiệm vụ được giao

Độ mở ở đây được hiểu chính là sự trả lời tự do mà không có khái niệm hai quy chuẩn cho sự chính xác tuyệt đối.

Vì thế cho phép một câu hỏi có nhiều câu trả lời và tập trung khơi gợi sự sáng tạo, liên tưởng của người học. 

Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục STEM - DoCom International Education

Mức độ mở cao hay thấp tùy thuộc vào từng câu hỏi cụ thể, trong đó câu hỏi nào có nhiều câu trả lời thì chứng tỏ mức độ mở càng cao và ngược lại.

Khi đánh giá giáo viên cần chú trọng đến tính lập luận, hướng tới việc trình bày quan điểm và giải quyết vấn đề của học sinh.

Cách 2: Phân theo mức độ, tính chất phức tạp của nhiệm vụ đề ra

Thước đo sự phức tạp thể hiện ở tính thực tiễn của nhiệm vụ đề ra. Giúp học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được để giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống.  

Trong đó đó nhiệm vụ được đánh giá là phức tạp khi nội dung và bối cảnh sát với các tình huống thực tế xảy ra. 

Khi đánh giá năng lực học sinh giáo viên cần chú trọng tới quá trình vận dụng, phân tích và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được để xử lý các vấn đề.

Cách 3: Phân theo số lượng các thao tác cần thực hiện 

Những thao tác mà học sinh cần thực hiện khi làm nhiệm vụ bao gồm hai thao tác cơ bản đó là tư duy và hành động.

Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra học sinh bắt buộc phải thực hiện một hoặc một số thao tác. Lúc này năng lực học sinh thể hiện qua từng thao tác mà các em thực hiện. 

Năng lực của học sinh được đánh giá cao khi hoàn thành nhiệm vụ phải trải qua nhiều thao tác.

Cách 4: Phân theo mức độ tự hoàn thiện của học sinh      

Người học có khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào chứng tỏ năng lực càng cao. Tương tự như vậy nhiệm vụ nào yêu cầu học sinh thực càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự hoàn thiện càng cao.

Khi đánh giá năng lực của học sinh giáo viên chú trọng đến tính tích cực và sự chủ động của các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong trường hợp giáo viên đã có nhiệm vụ với các mức độ tương ứng với khả năng thực hiện của học sinh. Có thể sử dụng các bước sau đây để đánh giá mức độ năng lực của người học.

  • Phân công các nhiệm vụ ở mức độ khó hơn
  • Giáo viên là người ghi nhận quá trình tự lực làm việc của học sinh
  • Tùy vào năng lực của người học để gợi ý xuống mức yêu cầu thấp hơn

Xây dựng nhiệm vụ học tập theo 3 mức độ với các bước sau.

  • Xác định mục tiêu cần đánh giá
  • Nhiệm vụ của mức cao nhất đó là trông đợi khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
  • Đề ra nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện ở mức 3
  • Xác định khó khăn mà học sinh gặp phải khi hoàn thành nhiệm vụ
  • Giáo viên hỗ trợ học sinh vượt qua thử thách khó khăn như thế nào
  • Đề ra nhiệm vụ học sinh cần thực hiện ở mức 2 hoặc mức 1
  • Xác định khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ ở mức 2 hoặc mức 1
  • Giáo viên hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ mức 2 hoặc mức 1

3.Công cụ đánh giá năng lực của học sinh trong phương pháp giáo dục Stem

Một trong những công cụ phổ biến khi đánh giá năng lực của học sinh bảng đánh giá theo các tiêu chí hay còn được gọi là Rubik. 

Trong hoạt động giáo dục Stem, bảng đánh giá này được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó hay dùng nhất đánh giá quá trình hoạt động, trình bày, và thuyết trình sản phẩm.

Tuy nhiên mặt hạn chế của bảng đánh giá năng lực này đó là giáo viên không bám sát vào các biểu hiện hành vi năng lực của người học.

Định hướng giáo dục STEM trong chương trình tổng thể

Để đánh giá được năng lực của học sinh có thể xây dựng tiêu chí theo bảng Rubik sau.

Phát hiện bản chất vấn đề

  • Mức 1: ghi chép lại các vấn đề do giáo viên nêu ra
  • Mức 2: phát hiện và ghi chép lại vấn đề dưới sự gợi ý của thầy cô giáo
  • Mức 3: phát hiện và ghi lại vấn đề trong quá trình trải nghiệm, thực hành chế tạo sản phẩm.
  • Mức 4: tương tự như mức 3 và thêm yếu tố phân tích thành các khía cạnh nhỏ hơn sao cho hợp lý.

Đề ra kế hoạch để giải quyết vấn đề

  • Mức 1: Sự hướng dẫn của giáo viên học sinh xác định các nguồn lực để giải quyết vấn đề
  • Mức 2: Tương tự như mức 1 nhưng học sinh cần trình bày rành mạch các bước tiến hành giải quyết vấn đề như thế nào.
  • Mức 3: Tự xác định được nguồn lực và trình bày rõ ràng rành mạch các bước giải quyết vấn đề.
  • Mức 4: Xác định được nguồn lực để giải quyết vấn đề với nhiều cách khác nhau câu và trình bày giải quyết vấn đề khoa học, logic.

Thực hiện giải pháp

  • Mức 1: Trình bày nguyên tắc, cấu tạo, hoạt động của sản phẩm làm ra
  • Mức 2: Chế tạo sản phẩm đồng thời Trình bày nguyên tắc cấu tạo hoạt động của nó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Mức 3: Chế tạo ra sản phẩm và trình bày đặc điểm của nó không cần giáo viên hướng dẫn.
  • Mức 4: Tương tự như mức 3 nhưng học sinh cần biết cách tối ưu hóa sản phẩm.

Đánh giá giải pháp

  • Mức 1: Trình bày nội dung đánh giá sinh hoạt động của cả đội
  • Mức 2: Đánh giá và trình bày ưu nhược điểm của các cách chế tạo sản phẩm trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.
  • Mức 3: Tương tự như mức 2 nhưng không cần sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Mức 4: Tích hợp được nhiều yếu tố từ trình bày, đánh giá đến so sánh và điều chỉnh phương pháp nào là phù hợp nhất.
Viết bình luận của bạn: