-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng hợp một số chủ đề STEM môn vật lý thiết thực và thú vị nhất
12/12/2023
Để các tiết học vật lý không còn khô khan thì việc áp dụng các thí nghiệm thực tiễn có tính hữu ích và thú vị là rất cần thiết. Điều này góp phần không nhỏ vào việc mang lại sự đam mê với môn học cho học sinh. Cùng Makeblock VN tìm hiểu giá trị và một số chủ đề STEM môn vật lý qua bài viết dưới đây!
1. Ý nghĩa của chương trình STEM vật lý
Ở cấp bậc trung học và phổ thông, kiến thức vật lý có sự đa dạng, sâu rộng. Việc cung cấp kiến thức cho học sinh lúc này cũng cần phải có những định hướng nhất định. Đưa các tiết học thực tiễn vào bài học để bổ sung một cách toàn diện nhất.
Thông qua các tiết học chủ đề STEM môn vật lý, các em sẽ được hướng dẫn và khuyến khích trong việc nắm bắt, khám phá kiến thức. Đồng thời, ứng dụng các kiến thức cũng như kỹ năng học được vào thực tế các lĩnh vực cơ bản. Ví dụ như điện, từ trường, âm thanh, sóng, chuyển động, năng lượng, từ trường…
Các chuyên gia nhận định rằng, ý nghĩa của các hoạt động STEM trong bộ môn vật lý đối với sự phát triển về tư duy của học sinh là rất lớn. Giúp các bạn rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, hợp tác và giải quyết vấn đề.
2. Cần xác định gì trong các giáo án chủ đề STEM vật lý?
Khi xây dựng lên các giáo án STEM cho vật lý, để đạt được hiệu quả tích cực nhất, giáo viên cần phải chú trọng đến tính tương tác trong buổi học. Đồng thời, chú trọng đến việc tạo nội dung chủ đề STEM môn vật lý thiết thực, gần gũi với thực tiễn chương trình học tập và cuộc sống.
Cụ thể:
2.1. Về mục tiêu
Mục tiêu học tập và các nguyên tắc cần được xác định cụ thể khi xây dựng các tiết học. Chủ đề STEM môn vật lý 8 sẽ khác với chủ đề STEM vật lý 9. Do đó, khi tạo dựng được mục tiêu rõ ràng sẽ là cơ sở để hỗ trợ tích cực cho học sinh và giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong mỗi tiết học.
2.2. Về thời gian giảng dạy
Để mang lại hiệu quả và không gây nhàm chán khi tiếp xúc với các kiến thức vật lý, việc phân bổ thời gian cân đối, hợp lý của mỗi tiết học là rất cần thiết. Giúp cho công tác giảng dạy và tiếp thu kiến thức chủ đề STEM môn vật lý diễn ra thuận lợi hơn.
Giáo viên cần chú trọng đến những yếu tố thiết yếu trong nội dung bài giảng. Xác định rõ đâu là nội dung cần nhiều thời gian để giải thích và hướng dẫn, đâu là nội dung học sinh có thể tự đọc hiểu. Từ đó, giúp tiết học không bị khô khan, giáo viên bớt vất vả mà việc học của học sinh cũng trở nên tích cực hơn.
2.3. Yếu tố thực hành
Thực hành và ứng dụng là khoảng thời gian đưa các kiến thức đã được nghe giảng vào thực tế. Thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng về dụng cụ, hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, học sinh sẽ có được nền tảng hữu hiệu để thực hành. Đây là cơ hội để các em phát huy những kiến thức đã học được, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để phát triển về nhiều mặt.
2.4. Đề cao tính tương tác
Tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa các nhóm học sinh với nhau được đánh giá cao trong một tiết học STEM chủ đề vật lý. Thảo luận, phản biện là phương thức để kích thích các bạn trẻ tư duy, logic và ghi nhớ sâu hơn kiến thức.
3. Một số giáo án STEM vật lý nổi bật
Tính công nghệ và kỹ thuật trong bộ môn vật lý rất cao nên việc đưa các kiến thức vào thực tiễn bằng các bài thực hành không hề khó và khá đa dạng. Dưới đây là một vài chủ đề STEM môn vật lý nổi bật mà các giáo viên có thể tham khảo:
3.1. Đóng tàu
Đây là một trong các chủ đề STEM vật lý 10 nổi bật, thường được sử dụng bởi tính đơn giản nhưng đa dạng về chiều sâu. Học sinh sẽ được hướng dẫn và phát huy tính sáng tạo bằng cách thiết kế một con tàu dựa trên các quy trình mô phỏng của việc tạo ra một con tàu thực tế.
3.2. Hiện tượng mao dẫn
Từ nội dung về hiện tượng mao dẫn, học sinh có thể thực hành bằng các thí nghiệm với sự góp mặt của giấy và nước màu. Qua đó, nhận thấy được tính liên kết, kết dính và truyền dẫn các vật chất một cách rõ ràng.
3.3. Thí nghiệm với pin
Ở bài học thí nghiệm với pin và tụ điện, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận để hiểu rõ hơn cách hoạt động của các dụng cụ trên. Giúp ích cho các em trong việc tư duy về những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống thực tế của mình. Bởi pin hay nói rộng ra là điện năng là thứ không thể thiếu trong cuộc sống thực tế hiện nay.
3.4. Tua bin gió
Các chủ đề STEM vật lý 11 sẽ có độ khó cao hơn so với những lớp dưới. Và thí nghiệm về tua bin gió là dạng thông dụng thường được đưa vào các tiết học STEM của bộ môn vật lý. Học sinh sẽ được thử nghiệm hoạt động của các tua bin gió với những vật dụng đa dạng. Từ đó hiểu được phần nào phương thức cơ bản để tạo ra năng lượng cơ học.
Makeblock VN hy vọng rằng chia sẻ của bài viết về giá trị và một số chủ đề STEM môn vật lý trên đây sẽ hữu ích cho giáo viên. Từ đó, xây dựng lên những tiết học STEM vật lý thú vị và hiệu quả!
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024