-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng hợp những kinh nghiệm xây dựng dự án STEAM chủ đề thực vật hay nhất
04/12/2023
Việc cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh qua các dự án STEAM chủ đề thực vật được đánh giá rất cao về mặt lợi ích đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trong bài viết này, Makeblock VN sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và gợi ý hữu ích cho quá trình xây dựng các dự án này.
1. Ý nghĩa của các dự án STEAM chủ đề thực vật
Mục tiêu của các dự án STEAM chủ đề thực vật là cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để trẻ sáng tạo, phát triển một cách toàn diện. Chủ đề thực vật được chú trọng đồng nghĩa với việc góp phần cân bằng cuộc sống của trẻ, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin đang chiếm ưu thế.
Thông qua mỗi thí nghiệm, sản phẩm trong STEAM chủ đề thực vật, trẻ sẽ được hướng dẫn, tìm hiểu những kiến thức nền cơ bản nhất. Hoàn thiện hiểu biết cũng như các kỹ năng thực hành liên quan đến chủ đề đang được đề cập đến. Từ đó, hình thành nên sự gắn kết, gần gũi và tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên, với những điều thú vị xung quanh cuộc sống.
2. Kinh nghiệm xây dựng các giáo án STEAM chủ đề thực vật
Các dự án STEM chủ đề thực vật muốn đạt được những thành công, hiệu quả nhất định thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá cao. Theo đó, kinh nghiệm xây dựng dự án STEAM chủ đề thực vật được các giáo viên giảng dạy cao chú trọng bao gồm:
2.1. Xác định rõ mục tiêu học tập và giảng dạy
Với mỗi lứa tuổi, khả năng tiếp thu và khám phá các kiến thức liên quan đến chủ đề thực vật là khác nhau. Người xây dựng các dự án giảng dạy cần hiểu rõ vấn đề này và xác định được mục tiêu cần đạt được cho học sinh qua các tiết học là gì.
2.2. Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi bài học
Bất cứ hoạt động, vật dụng, dụng cụ nào đưa vào tiết học cũng cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Mục tiêu là đem đến cho trẻ những điều kiện tốt nhất để phát huy trí sáng tạo và rèn luyện kỹ năng cơ bản cho sự phát triển sau này.
2.3. Xây dựng chiến lược phù hợp trong quản lý thời gian
Thời gian cho mỗi hoạt động STEAM chủ đề thực vật không phải là không giới hạn. Vì vậy, cần phải có chiến lược sử dụng quỹ thời gian này một cách phù hợp. Đảm bảo có sự cân bằng giữa việc tìm hiểu kiến thức, khám phá kiến thức, vận dụng và thực hành những thứ đã biết, đã học vào thực nghiệm. Giúp trẻ thích thú với toàn bộ thời gian của tiết học.
2.4. Tạo sự đa dạng cho tiết học
Việc tạo nên tính đa dạng cho các dự án STEAM chủ đề thực vật là rất cần thiết. Các bài học, thí nghiệm, hoạt động càng phong phú và gần gũi càng cung cấp cho trẻ nhiều thông tin hữu ích hơn. Đồng thời, kích thích sự hứng thú, đam mê khám phá những điều mới mẻ trong trẻ.
3. Một số giáo án STEAM chủ đề thực vật hay và thú vị
Các giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý về việc xây dựng các dự án STEAM chủ đề thực vật dưới đây:
3.1. Quan sát hạt giống nảy mầm
Đây là một chủ đề rất tuyệt vời, được đánh giá cao về nhiều mặt trong chương trình giáo dục STEAM. Theo đó, các bạn nhỏ sẽ được theo dõi sự phát triển của một hạt giống, qua quá trình chăm sóc, tưới nước của con người để trở thành một mầm cây như thế nào.
Chuẩn bị: Hạt giống (ví dụ: hạt đỗ đen, hạt đỗ chè, đỗ tương…), nước, lọ thủy tinh, bình xịt, khăn giấy
Các bước thực hiện:
- Cho một vài lớp khăn giấy vào trong lọ thủy tinh.
- Làm ướt khăn giấy bằng cách dùng bình xịt để tưới nước vào trong lọ. Lưu ý không tưới quá nhiều.
- Đặt hạt giống vào trong lọ, sao cho hạt nằm sát mép bình để dễ quan sát.
- Mỗi tiết học tưới thêm nước một đến hai lần và quan sát xem sự phát triển của hạt qua từng tiết học.
Qua thí nghiệm, trẻ sẽ thu được các kiến thức cơ bản. Ví dụ như: hạt giống sau khi hấp thụ nước sẽ phình to hơn. Sau một vài ngày được tưới nước đầy đủ, hạt sẽ dần nứt ra, nảy mầm với một phần phát triển thành rễ cắm xuống dưới. Phần còn lại hướng lên trên và phát triển thành thân cây và lá.
3.2. Quan sát quá trình hô hấp của cây
Trong đời sống tự nhiên, quá trình hô hấp của cây xanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, việc cho trẻ quan sát quá trình cây hô hấp trong tiết học STEAM chủ đề thực vật có ý nghĩa rất lớn.
Chuẩn bị: Lọ thủy tinh, kính lúp, nước ấm, lá cây tươi.
Các bước tiết hành:
- Cho lá cây tươi vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị.
- Đổ nước ấm vừa phải vào trong lọ sao cho nước ngập phần lá cây.
- Để lọ dưới ánh nắng mặt trời từ 2 đến 3 tiếng.
Quan sát các hiện tượng xảy ra trong lọ thủy tinh, đặc biệt là phần bọt khí nổi trên đầu lá. Đó chính là kết quả của quá trình lá cây hô hấp, sản sinh ra bọt khí. Có thể theo dõi bằng kính lúp để quan sát được thuận lợi hơn.
Kết luận
Makeblock VN vừa chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng dự án STEAM chủ đề thực vật cho trẻ nhỏ. Hy vọng rằng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho các bạn cũng như hỗ trợ cho bạn thiết lập được các tiết học STEAM đầy thú vị cho học sinh của mình!
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024