-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gợi ý 9+ bài giảng giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật hot nhất hiện nay
27/11/2023
Giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật mang đến niềm hứng khởi và kích thích sự phát triển cho trẻ. Các bài học gần gũi với cuộc sống hàng ngày tuy đơn giản nhưng rất thiết thực sẽ giúp trẻ cảm nhận được những điều thú vị xung quanh mình.
1. Kinh nghiệm khi soạn giáo án STEM
Soạn giáo án STEM có vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên cần phải lên kế hoạch chi tiết để quá trình học tập được hiệu quả. Bao gồm:
- Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- Chuẩn bị bài học kỹ lưỡng.
- Có chiến lược quản lý thời gian phù hợp.
- Hiểu rõ về học sinh.
- Thiết kế giáo án chủ đề thực vật với nhiều bài học, hoạt động hay thí nghiệm gần gũi.
- Thực hành và hoàn thiện sản phẩm.
- Đánh giá và nhận xét kết quả học tập.
- Chuẩn bị kế hoạch dự phòng khi soạn giáo án STEM chủ đề thực vật nói riêng và các chủ đề khác nói chung.
2. Gợi ý giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật
Giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật với vô vàn bài học lý thú và hấp dẫn. Dưới đây là một số bài học đơn giản nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho trẻ:
2.1. Giáo án STEM chủ đề thế giới thực vật – Trồng lại rau
Với hoạt động trồng lại rau, giáo viên có thể lựa chọn nhiều loại cây khác nhau như cải thảo, rau mùi… để hướng dẫn cho học sinh. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy phần cuống của cây cải thảo hoặc rau mùi vào một thau nước. Không được để rau bị ngập quá sẽ dễ bị ứng.
- Bước 2: Đổ bỏ nước và thay mới mỗi ngày.
Thực hiện và theo dõi đều đặn trong vongg 1 tuần. Khi những lá rau mới xanh tươi dần phát triển, hãy cho rau ra phơi dưới ánh nắng mặt trời.
2.2. Giáo án STEM 3 – 4 tuổi chủ đề thực vật – Hoa đổi màu
Thí nghiệm hoa đổi màu khá đơn giản trong vòng 15 – 20 phút.
Chuẩn bị: Bình hoặc lọ hoa, màu thực phẩm, vài nhành hoa trắng.
Sau khi đã chuẩn bị các vật liệu trên, giáo viên có thể hướng dẫn cho các em thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Lấy nhành hoa trắng cắt bỏ bớt phần thân của cây chỉ để lại một đoạn khoảng 10cm cùng bông hoa.
- Bước 2: Đổ nước màu thực phẩm đã chuẩn bị vào bình.
- Bước 3: Cho cành hoa vào lọ. Theo dõi sự thay đổi màu sắc ở thân, lá và cánh hoa.
Những bông hoa được đặt trong lọ nước màu sẽ có sự thay đổi về màu sắc từ thân sang lá và hoa. Quá trình di chuyển nước từ thân được gọi là mao dẫn. Thông qua hoạt động này, trẻ sẽ biết thêm được thông tin bổ ích và kích thích trí tuệ, khả năng ghi nhớ kiến thức.
2.3. Giáo án STEM 4 – 5 tuổi chủ đề thực vật – Quan sát sự nảy mầm của hạt giống
Trong chủ đề thực vật, quan sát sự nảy mầm của hạt giống là chủ đề khoa học tuyệt vời. Các em sẽ được theo dõi chi tiết quá trình phát triển của hạt giống. Xem chúng nảy mầm như thế nào khi ở dưới mặt đất.
Chuẩn bị
- Khăn giấy sạch
- Nước
- Bình xịt
- Lọ thủy tinh
- Hạt giống
Bài học quan sát sự nảy mầm của hạt giống
- Bước 1: Cho khăn giấy đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh. Dùng tay ấn xuống để khăn nằm ở đáy bình.
- Bước 2: Dùng bình xịt tưới nước vào bình để làm ướt khăn giấy.
- Bước 3: Cho hạt giống vào lọ sao cho hạt ở mép bình để quá trình quan sát nảy mầm được dễ dàng hơn.
Với những hoạt động này, trẻ có thể tự tay thực hiện và trực tiếp quan sát quá trình nảy mầm của hạt giống. Giáo viên có thể chuẩn bị thêm một chiếc kính lúp nhỏ xinh để trẻ theo dõi được dễ dàng hơn.
2.4. Giáo án STEM 5 – 6 tuổi chủ đề thực vật – Quan sát cây thở như thế nào
Trong giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật, hoạt động quan sát cây thở sẽ giúp trẻ khám phá được quá trình hô hấp của cây. Thí nghiệm khoa học này dễ thiết lập và thời gian thực hiện nhanh chóng. Các nguyên vật liệu để thực hiện bài học này rất gần gũi với cuộc sống con người.Impulse PT500
Chuẩn bị
- Lá cây tươi
- Lọ thủy tinh
- Nước ấm
- Kính lúp
Cách tiến hành
Bài học này giúp trẻ quan sát được nhiều điều hữu ích về thực vật. Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Cho những lá cây xanh đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh.
- Bước 2: Đổ nước ấm vào lọ. Không nên dùng nước quá nóng sẽ làm cho lá bị héo.
- Bước 3: Dùng một vật nặng đè lá xuống dưới sao cho ngập nước.
- Bước 4: Đặt lọ đựng lá dưới ánh nắng mặt trời và chờ từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Bước 5: Theo dõi bọt khí trên đầu lá bằng kính lúp.
Hoạt động hô hấp của cây nên được thực hiện vào đầu ngày và kiểm tra, quan sát vào buổi trưa là tốt nhất. Giáo viên có thể chuẩn bị nhiều loại lá khác nhau cho vào từng lọ thủy tinh.
Bài học sẽ giúp các em quan sát sự khác biệt của từng loại thực vật khác nhau. Góp phần kích thích khả năng khám phá và kỹ năng quan sát, làm việc nhóm của trẻ.
Trên đây là những gợi ý về giáo án STEM mầm non chủ đề thực vật. Các bạn có thể tham khảo và sáng tạo ra ý tưởng độc đáo để mang đến giờ học thú vị và sinh động cho trẻ. Impulse RT500
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024