GIÁO DỤC 4.0 VÀ 6 YẾU TỐ THAY ĐỔI TRONG NỀN GIÁO DỤC

02/05/2020
GIÁO DỤC 4.0 VÀ 6 YẾU TỐ THAY ĐỔI TRONG NỀN GIÁO DỤC

Để hòa nhập với nền kinh tế số thời đại công nghệ, nền giáo dục bắt buộc phải thay đổi và nâng cấp hơn. Vậy mô hình giáo dục 4.0 là gì? Những yếu tố làm thay đổi nền giáo dục ra sao?

1. Giáo dục 4.0 là gì?

Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, mô hình này tạo ra những nhân lực đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho nền cách mạng công nghiệp 4.0. Nền giáo dục trải qua bao đời đều ít nhiều chịu tác động từ thị trường công nghệ như: internet, AI - trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, công nghệ cao, phần mềm….Chính điều này, nền giáo dục toàn cầu bắt buộc phải thay đổi để bắt kịp nhịp phát triển của xã hội. Giáo dục công nghệ 4.0 cũng chính là nền giáo dục được các nước phát triển rất quan tâm, trong đó không thể thiếu Việt Nam.

Mô hình giáo dục 4.0 hiện đại và thông minh

Mô hình giáo dục 4.0 hiện đại và thông minh

Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hiện nay, sinh viên cao đẳng, đại học không còn bị bó buộc bởi các phương pháp học qua sách vở truyền thống nhàm chán nữa mà được tiếp xúc với các phương pháp học thông minh và kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn. Các bạn sinh viên học tập không chỉ dừng lại ở khuôn khổ nhà trường, ở phòng thực hành, phòng thí nghiệm mà còn được thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty….

2. Tại sao mô hình giáo dục 4.0 được nhiều quốc gia ưa chuộng?

Mô hình Giáo dục 4.0 đem lại 2 lợi ích to lớn cho các quốc gia đã và đang ứng dụng:

2.1. Tạo cơ hội học tập chuyên sâu

Ứng dụng mô hình Giáo dục 4.0, học sinh sinh viên được tiếp cận với những mô hình “học đi đôi với hành”. Thay vì phải học thuộc, nhớ nhiều thì học sinh sinh viên học đến đâu thực hành đến đó. Phương pháp này không những đem đến trải nghiệm học tốt hơn mà còn đem lại hiệu quả học cao hơn rất nhiều.

2.2. Thúc đẩy tư duy độc lập

Lợi thế của mô hình Giáo dục 4.0 là học sinh sinh viên thường xuyên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế trước khi tốt nghiệp. Nhờ đó, học sinh sinh viên có cơ hội và thời gian đo lường mức độ phù hợp của bản thân đối với nghề nghiệp sau này, hoặc có định hướng kịp thời nếu không phù hợp. Đây cũng chính là động lực để các em cố gắng rèn luyện để đạt kết quả tốt và nắm vững kiến thức chuyên môn. Tất cả những nền tảng mà mô hình giáo dục hiện đại này tạo ra nhằm thúc đẩy tư duy độc lập của thế hệ trẻ, giúp các em có công cụ để tự mình định hướng những bước đi tương lai.

3. 6 thay đổi trong nền giáo dục 4.0

3.1. Mở rộng mục đích học tập

Mục đích học tập trong thời đại công nghệ không chỉ để làm chủ kiến thức nữa mà còn để phát triển kỹ năng cá nhân một cách toàn diện. Giáo dục 4.0 đem đến cho con người những phát kiến vượt bậc, tạo nền tảng để người học phá vỡ mọi giới hạn vốn có, sáng tạo và làm chủ hơn bao giờ hết.

3.2. Học mọi lúc mọi nơi

Trường lớp không còn là nơi duy nhất chúng ta có thể học tập. Với Giáo dục 4.0, người học có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào miễn là có phương tiện kết nối internet. Điều này khiến hiệu suất học tập, làm việc và phát triển cá nhân cao lên rất nhiều.

3.3. Giáo viên giữ vai trò kết nối

Mô hình giáo dục 4.0 hiện đại và thông minh

Mô hình giáo dục 4.0 hiện đại và thông minh

Tiếp cận với nền Giáo dục 4.0, học sinh sinh viên đủ khả năng và phương tiện để tiếp thu thông tin và xử lý thông tin. Trong bối cảnh đó, giáo viên chỉ giữ vai trò kết nối, giải thích những khúc mắc và định hướng người học đến những thông tin kiến thức quan trọng.

3.4. Tự học là chủ yếu

Học tập trong quá khứ mang tính thụ động nhưng với nền Giáo dục 4.0 thì người học là người chủ động. Học tập qua trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ, mà chủ yếu người học phải tự trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân nếu không muốn tụt lùi trong thời đại công nghệ số.

3.5. Ai cũng có thể làm thầy

Nếu như trước đây, người dạy học chỉ là những người đứng trên bục giảng thì với Giáo dục 4.0, bất cứ ai có nền tảng kiến thức - kỹ năng vững chắc cũng đều có thể trở thành thầy giáo để truyền đạt kiến thức - kỹ năng.

3.6. Việc học là cả đời

Tư tưởng cũ đối với việc học có thời gian nhất định: trẻ học từ lớp mầm non đến cao đẳng - đại học. Tuy nhiên, với sự thay đổi toàn cầu như hiện nay, yêu cầu mỗi người phải tự cập nhật - trau dồi kiến thức từng ngày nếu không muốn bị tụt hậu. Nền Giáo dục 4.0 đã đưa độ tuổi học tập không chỉ còn 20-22 tuổi nữa mà là học tập trọn đời.

Viết bình luận của bạn: