4 cách trang trí góc bé đến lớp STEAM sáng tạo, cuốn hút nhất 2023

29/10/2023
4 cách trang trí góc bé đến lớp STEAM sáng tạo, cuốn hút nhất 2023

Lứa tuổi mầm non thích khám phá và tò mò mọi thứ xung quanh. Việc tạo một không gian thân thiện, bắt mắt giúp trẻ hứng thú đến lớp là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này MakeBlock sẽ hướng dẫn các cô cách trang trí góc bé đến lớp STEAM sáng tạo, cuốn hút một cách chi tiết nhất.

1. Góc bé đến lớp STEAM

Góc bé đến lớp STEAM không thể thiếu đối với các lớp học mầm non, góp phần tác động tâm lý và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

1.1. Góc bé đến lớp STEAM là gì?

Góc bé đến lớp STEAM giúp tạo ra một không gian học tập sáng tạo, khuyến khích trẻ tự tư duy và hứng thú khi đến lớp. Góc này được trang bị các vật liệu và đồ dùng hỗ trợ các hoạt động của trẻ như: Thí nghiệm khoa học, xây dựng, sáng tạo nghệ thuật, xử lý công nghệ thông tin và toán học.  

1.2. Tại sao góc bé đến lớp STEAM lại quan trọng với lứa tuổi mầm non?

Góc bé đến lớp STEAM mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện như:

  • Khám phá và tư duy sáng tạo: Thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành trẻ sẽ phát huy khả năng sáng tạo. Trẻ hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm hoặc độc lập.
  • Kỹ năng học tập: Giúp trẻ nắm bắt kiến thức thông qua việc áp dụng vào thực thế. Qua các trải nghiệm, trẻ có thêm khả năng học tập và ghi nhớ.
  • Phát triển kỹ năng sống: Trong quá trình thực hành ngoài tiếp thu những kiến thức học tập, trẻ còn phát triển kỹ năng sống. Trẻ tự đặt ra nhiều vấn đề và tự tư duy, giải quyết vấn đề.
  • Phát triển kỹ năng xã hội: Góc bé đến lớp STEAM là môi trường thích hợp cho trẻ học cách làm việc và trao đổi, giao tiếp cùng bạn. Các vấn đề thắc mắc được trẻ thường trò chuyện với nhau, lắng nghe và đồng cảm. Việc này sẽ giúp trẻ biết hợp tác và tôn trọng ý kiến người khác.

2. Các bước trang trí góc bé đến lớp STEAM

Các thiết kế và trang trí góc bé đến lớp STEAM để tạo môi trường học tập hấp dẫn cho trẻ cần tuân thủ các bước sau:

  • Bước 1. Xác định mục tiêu: Cần xác định mục tiêu, ý định của góc đó là góc gì, rồi lựa chọn ý tưởng và tạo nền tảng thiết kế cho phù hợp.
  • Bước 2. Xác định không gian: Tùy thuộc vào quy mô của lớp học, có thể lựa chọn góc to hay nhỏ để xây dựng góc bé đến lớp STEAM.
  • Bước 3. Xác định các khu vực chức năng: Giúp trẻ tiếp cận và tham gia vào các hoạt động học tập một cách dễ dàng.
  • Bước 4. Thiết kế và trang trí: Sau khi đã xong 3 bước trên, có thể bắt đầu trang trí góc bé đến lớp STEAM. Sử dụng các hình ảnh, biểu đồ, bảng hiển thị, đồ dùng học tập, đồ chơi… sắp xếp khoa học, tạo sự độc đáo và hấp dẫn đối với trẻ.
  • Bước 5. Đề xuất các hoạt động học tập: Lên ý tưởng hoạt động với các góc. 

3. Các cách trang trí góc bé đến lớp STEAM                         

Dưới đây là một số cách đơn giản để trang trí góc bé đến lớp STEAM, mời các giáo viên tham khảo:

Cách 1: Trang trí góc bé đến lớp STEAM bằng tranh tự vẽ

Tranh tự vẽ thường được các cô mầm non lựa chọn bởi sự đơn giản, thân thuộc và mang tính sáng tạo cho các bé. Nên chọn chủ đề vẽ phù hợp với lứa tuổi của trẻ như: Tranh vẽ hoa quả, vẽ các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu hoặc những bông hoa đơn giản. Từ những bức tranh này sẽ giúp không gian lớp học thân thiện và thú vị hơn.

Cách 2: Trang trí góc bé đến lớp STEAM bằng vật liệu tự chế

Vật liệu tự chế đem đến cho không gian của góc STEAM mới mẻ, lạ mắt. Có thể sử dụng những nguyên vật liệu như: Ống hút, cốc nhựa, chai nhựa, dây len, vỏ ốc, … ddeeer tạo ra những sản phẩm đồ chơi ngộ nghĩnh hoặc đồ dùng học tập. Trang trí góc sao cho thật nổi bật và bắt mắt.

Ngoài ra, cũng có thể khuyến khích trẻ tự tạo đồ dùng đồ chơi, để trang trí góc bé đến lớp STEAM. Khi trẻ được tự tay giúp cô trang trí sẽ thêm phần hứng thú và có niềm đam mê mỗi khi đến lớp.

Cách 3: Trang trí góc bé đến lớp STEAM bằng hình dán

Những hình dán ngộ nghĩnh dành cho các bé mầm non cũng có thể tạo nên góc bé đến lớp STEAM thú vị, hấp dẫn. Một số hình ảnh như: Bé đeo cặp, bé chơi, các con vật, cây hoa… kết hợp với hình dán chữ hoặc số, tạo cho góc thêm phần sinh động và nổi bật. Mỗi khi đến lớp những hình ảnh nổi bật đó sẽ khiến trẻ cảm thấy thú vị, góp phần tiếp thu bài nhanh hơn.

Cách 4: Trang trí góc bé đến lớp bằng tên và hình ảnh của các bé

Trang trí góc bé đến lớp bằng tên và hình ảnh của trẻ trong lớp là cách đơn giản nhưng gây nhiều hứng thú nhất. Có thể kết hợp với bảng mừng sinh nhật, bảng tên điểm danh để dán ảnh. Cách này sẽ khơi dậy tính tò mò và giúp trẻ nhớ được tên của mình.

Chỉ cần tuân thủ các bước và tham khảo một số cách trang trí trên, cùng sự tận tâm của mình, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế một góc bé đến lớp STEAM hấp dẫn. Chúc các cô và các bé có một góc STEAM ưng ý, đẹp mắt.

Viết bình luận của bạn: