Lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non độc đáo nhất

04/11/2023
Lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non độc đáo nhất

Giáo dục STEM và giáo dục STEAM là phương pháp hiện đại hiện nay, được áp dụng phổ biến ở các trường mầm non. Vậy giáo dục STEM và STEAM là gì? Có khác nhau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này cũng như nắm được lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non để có không gian học tập lý thú cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Thế nào là giáo dục STEM và giáo dục STEAM?

Có rất nhiều người thắc mắc về giáo dục STEM và STEAM. Về cơ bản thì giáo dục STEM và STEAM là khá giống nhau.

1.1. Hiểu thế nào là STEM

STEM: Viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). STEM là phương pháp giảng dạy đem lại cho trẻ những kiến thức, kỹ năng của khoa học. công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Trẻ có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp STEM không dạy riêng từng bộ môn, mà sẽ kết hợp thành 1 mô hình học tập tích hợp của cả 4 môn học. Nội dung gắn liền với thực tiễn, chủ động đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

1.2. Hiểu thế nào là STEAM

STEAM: Viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học). STEAM là phương pháp giảng dạy kết hợp nghệ thuật với các môn học STEM: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.

Thực chất STEAM là bao gồm cả STEM nhưng sẽ thêm yếu tố nghệ thuật. Qua quá trình giảng dạy và trang trí các góc STEAM, vấn đề thẩm mỹ luôn được quan tâm. Vì vậy hiện nay, phương pháp dạy học chủ yếu áp dụng là STEAM.

2. Các bước thực hiện lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non

Lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non là phương pháp giáo dục mang tính khoa học, sáng tạo, giúp trẻ phát huy khả năng tư duy một cách hiệu quả nhất. Trong đó, trẻ được thực hành, khám phá, học hỏi và tìm hiểu các môn STEM qua đồ chơi, tài liệu và những thí nghiệm nhỏ. Dưới đây là các bước trang trí lớp STEM các góc STEAM mầm non.

  • Bước 1: Xác định vị trí trang trí góc cho phù hợp với chủ đề muốn thực hiện.
  • Bước 2: Chuẩn bị những nguyên vật liệu cần thiết
  • Bước 3:. Xây dựng góc STEAM: Tiến hành trang trí với các nguyên vật liệu đã chuẩn bị và phân chia thành các khu vực khác nhau.
  • Bước 4: Tạo các hoạt động STEAM phù hợp với lứa tuổi của trẻ, các thí nghiệm nhỏ.
  • Bước 5: Xem xét, đảm bảo tất cả các hoạt động tại góc STEAM luôn an toàn, sạch sẽ.

3. Những lợi ích của việc trang trí góc lớp STEAM mầm non

Việc trang trí góc lớp STEAM mầm non mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Cụ thể như sau:

  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy logic, khả năng đặt vấn đề và tự giải quyết vấn đề.
  • Trang trí lớp học mầm non theo hướng STEAM giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý của trẻ thông qua các thí nghiệm, các hoạt động hấp dẫn.
  • Trang trí lớp theo STEAM góp phần tạo hứng thú, tăng khả năng học hỏi và khám phá ở trẻ.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM sẽ thường xuyên trao đổi cùng nhau những thắc mắc, hoặc sự thích thú... tạo tiền đề quan trọng phát triển kỹ năng xã hội.
  • Phát triển kỹ năng: Trẻ được thực hành, làm việc nhóm… sẽ giúp ích phát nhiều nhiều kỹ năng như tư duy logic, phân tích,…

4. Các cách trang trí lớp mầm non theo STEAM ấn tượng.

Trang trí lớp mầm non theo STEAM ấn tượng là việc tích hợp, thiết kế 5 góc sao cho khoa học và hấp dẫn. Có sự liên kết các góc với nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong tiếp thu kiến thức. Một số cách đơn giản để trang trí lớp theo STEAM được chia sẻ dưới đây, mời các bạn tham khảo:

Cách 1. Trang trí lớp mầm non theo STEAM với góc công nghệ

Góc STEAM công nghệ, giáo viên sẽ sắp xếp cho trẻ sử dụng những đồ dùng, vật dụng thật để trải nghiệm. Các đồ vật ở góc công nghệ cần chuẩn bị như: Quạt máy, kính hiển vi, kính lúp, điện thoại, tivi, máy tính…

Cách 2. Trang trí lớp mầm non theo STEAM với góc khoa học

Trang trí góc STEAM mầm non tại góc khoa học là cách cho bé thực hành các thí nghiệm nhỏ. Qua các bước thí nghiệm, trẻ sẽ nhớ kiến thức hơn.

Các thí nghiệm phù hợp với lứa tuổi mầm non như: Thí nghiệm pha trộn màu, thí nghiệm tạo bong bóng, tạo âm thanh khác nhau bằng cách sử dụng đồ vật khác nhau… Trong quá trình thực hiện thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cách 3. Trang trí lớp mầm non theo STEAM với góc kỹ thuật

Góc kỹ thuật, trẻ sẽ được nhận biết các đồ vật, thực hành những công việc trong cuộc sống hàng ngày. Các vật dụng như: Kéo, súng nến, băng dính, ốc vít, búa đinh…

Cách 4. Trang trí lớp mầm non theo STEAM với góc nghệ thuật

Góc nghệ thuật STEAM nhằm phát triển khả năng năng khiếu cho trẻ. Ở góc này nên trang trí nhiều màu sắc tươi mới, bắt mắt khơi dậy niềm hứng khởi.

Cách 5. Trang trí lớp mầm non theo STEAM với góc toán

Góc toán ở lứa tuổi mầm non rất quan trọng, giáo viên cần lựa chọn thật kỹ vật dụng trang trí và đồ dùng học tập. Dựa vào trình độ phát triển của trẻ để xây dựng kế hoạch học tập. Các hình ảnh và đồ dùng liên quan đến số đếm, hình học…

Lớp STEM trang trí góc STEAM mầm non không hề phức tạp nếu như bạn hiểu về ý nghĩa của giáo dục STEAM. Để các góc STEAM trong lớp mầm non hấp dẫn và độc đáo, cần tuân thủ những bước hướng dẫn trên.

Viết bình luận của bạn: