Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non sáng tạo và độc đáo

31/10/2023
Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non sáng tạo và độc đáo

Để trẻ mầm non được học hỏi, phát triển về thế giới xung quanh và có thể nhận thức, phát triển những kỹ năng. Người giáo viên cần tạo ra những góc học tập mới mẻ, kích thích được tính ham học hỏi và tò mò ở trẻ. Trong bài viết dưới đây, Makeblock sẽ gợi ý các ý tưởng Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non độc đáo và sáng tạo. 

1. Những ý tưởng Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non sáng tạo và độc đáo

Dưới đây là những ý tưởng Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non sáng tạo và độc đáo, giúp trẻ thích thú và dễ hiểu hơn trong quá trình học tập:

1.1. Trang trí góc STEAM vườn thực vật

Với một số hạt giống, củ cải, các dụng cụ trồng cây nhỏ… các giáo viên có thể tạo ra một góc thú vị với các cây cỏ và hoa lá. Việc này giúp trẻ có các trải nghiệm và học về quá trình trồng cây và chu kỳ sống của các loài cây.

1.2. Trang trí góc STEAM khoa học

Các vật liệu khoa học, các bộ kit thí nghiệm… được sắp xếp vào một góc để trẻ được tham gia vào các hoạt động thí nghiệm. Từ đó, tạo ra các hiện tượng khoa học thú vị như làm mưa nhân tạo, trộn màu sơn, tạo bong bóng… Điều này sẽ phát triển khả năng tư duy, khám phá và ham học hỏi ở trẻ.

1.3. Trang trí góc STEAM mầm non nghệ thuật

Các giáo viên có thể tạo ra một góc vẽ, góc xếp hình, góc chế tạo bằng cách sử dụng các vật liệu như giấy, màu sắc, bút chì, bút lông… để trẻ khám phá và sáng tạo. Với góc STEAM nghệ thuật trẻ sẽ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm các hoạt động nghệ thuật.

1.4. Trang trí góc STEAM công nghệ

Thông qua các thiết bị công nghệ như robot, tablet và các đồ chơi lắp ráp, trẻ được tiếp cận với công nghệ thông qua các ứng dụng, hoạt động tương tác. Từ đó, kích thích khả năng tư duy, khám phá và giúp trẻ làm quen với lập trình từ sớm.

1.5. Trang trí góc STEAM xây dựng

Để trẻ tham gia vào các hoạt động xây dựng, khám phá khả năng tạo hình, tư duy không gian và logic bằng cách sắp xếp các khối xây dựng, lắp ráp và các đồ chơi xếp hình. Do đó, Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non xây dựng là yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn trẻ phát triển toàn diện.

1.6. Trang trí góc STEAM toán học

Sử dụng một số dụng cụ học tập như các loại hình khối, con số, thẻ số, thước đo, thước dây, cân đĩa, đồng hồ… để phục vụ cho việc học toán của trẻ. Góc toán học thường được bố trí ở vị trí gần cửa sổ có nhiều ánh sáng để thuận tiện hơn trong việc quan sát và thực hành.

Các ý tưởng Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non phụ thuộc nhiều vào không gian và tài nguyên của mỗi lớp học. Do đó, để tạo điều kiện cho trẻ tự tìm hiểu và khám phá thông qua các hoạt động STEAM, điều quan trọng là tạo ra được môi trường trang trí thú vị, kích thích sự tò mò và sáng tạo của trẻ. 

2. Một số nguyên tắc khi Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non

Điều quan trọng khi trang trí góc STEAM mầm non đó là tạo môi trường trang trí thú vị, kích thích tò mò và sáng tạo của trẻ. Dưới đây là một số nguyên tắc khi trang trí để tạo không gian học tập và phát triển tốt nhất cho trẻ:

2.1. Nguyên tắc phối màu

Trẻ mầm non thích màu sắc tươi sáng và rực rỡ, các giáo viên có thể sử dụng các gam màu như đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá cây để tạo sự hứng thú cho trẻ. Đồng thời, để làm nổi bật và cân đối các màu sắc rực rỡ, hãy sử dụng các màu trung tính như trắng, nâu, xám để làm nền chính. 

2.2. Nguyên tắc chọn hình ảnh 

Các hình ảnh trang trí góc STEAM cần được đơn giản hoá và rõ ràng để phù hợp với trẻ mầm non. Đồng thời, lựa chọn những hình ảnh gần gũi với trẻ hoặc các hình ảnh hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực đó. Đảm bảo các hình ảnh có sự cân đối, hài hoà với các góc STEAM khác trong lớp.

Ví dụ: Trong góc STEAM toán học, trẻ đếm các đối tượng hoặc sắp xếp đồ vật theo thứ tự… Điều này giúp trẻ có thể áp dụng được các kiến thức trong lĩnh vực toán học và cuộc sống hàng ngày.

2.3. Nguyên tắc chọn góc trang trí 

Khi Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non, giáo viên hãy sắp xếp các hoạt động tương tác và trò chơi nhóm để khuyến khích trẻ chơi cùng nhau và được học hỏi. Trong quá trình học tập, giáo viên có thể cảm nhận phản hồi từ trẻ để điều chỉnh góc trang trí, thay đổi định kỳ để tạo sự hứng thú của trẻ với các hoạt động học tập.

2.4. Nguyên tắc an toàn 

Giáo viên lưu ý nên sử dụng những đồ dùng, vật dụng an toàn phù hợp với trẻ để trang trí góc STEAM mầm non. Trẻ thường có thói quen bỏ đồ vào miệng, khi trẻ tiếp xúc với các đồ vật trang trí trẻ thường lặp lại thói quen đó. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, những đồ vật trang trí STEAM cần thực hiện nguyên tắc an toàn. 

Bài viết trên Makeblock VN đã chia sẻ những ý tưởng Montessori STEM trang trí góc STEAM mầm non độc đáo, sáng tạo. Cũng như những nguyên tắc cần được áp dụng khi trang trí góc STEAM. Mong rằng qua đây, các giáo viên mầm non đã có thể những ý tưởng mới mẻ, khoa học để trang trí cho lớp học của mình. 

Viết bình luận của bạn: