-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyên tắc và quá trình đánh giá năng lực học sinh trong giáo dục Stem
12/05/2022
Khâu đánh giá trong giáo dục Stem cần được mô phỏng linh hoạt dựa trên hướng dẫn của các chuyên gia hoặc các giáo viên giàu kinh nghiệm. Để đánh giá năng lực học sinh một cách khách quan nhất đòi hỏi người đánh giá phải thực hện đúng theo các nguyên tắc và quy trình đã đề ra.
1.Những nguyên tắc khi đánh giá năng lực học sinh
Khi đánh giá năng lực học sinh trong giáo dục Stem bản chất cần phải bám sát những nguyên tắc đánh giá năng lực học sinh nói chung. Cụ thể là các nguyên tắc sau.
- Trong quá trình đánh giá phải bám sát những mục tiêu phát triển năng lực đã đề ra.
- Đánh giá quá trình thực hiện song song với việc đánh giá kết quả. Cụ thể khi đánh giá quá trình người đánh giá phải quan sát trực tiếp và thông qua những sản phẩm đạt được sau quá trình thực hiện. Còn đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra hoặc thành phẩm cuối cùng mà học sinh sáng tạo được.
- Giáo viên đánh giá năng lực của học sinh sẽ sử dụng các kết quả tự đánh giá.
Để triển khai việc dạy và học Stem một cách hiệu quả và đúng đắn, ngoài ra nếu chúng ta muốn hiểu rõ hơn về đặc điểm và mục đích của giáo dục Stem thì bắt buộc phải nghiên cứu và cải cách cách các khung đánh giá, các công cụ giáo dục sao cho phù hợp.
Đồng thời phát huy những công cụ đã và đang được ứng dụng trong việc dạy học theo định hướng Stem để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trong đó các công cụ vụ giáo dục được sử dụng cần đáp ứng được các tiêu chí sau.
- Có khả năng mô phỏng và tương thích với các công cụ đa phương tiện: Những tài liệu được xây dựng cho học sinh có thể minh họa quá trình khám phá và các quy trình kỹ thuật để giải quyết những vấn đề thực tế.
- Hỗ trợ đa dạng các cách ghi lại những suy nghĩ, sản phẩm: Bao gồm các bài viết, hình ảnh hoặc video trong quá trình tiếp cận và giải quyết vấn đề của học sinh. Vì thế giá trị trị cốt lõi của giáo dục Stem được hiểu và đánh giá chính xác hơn, toàn diện hơn.
- Tạo môi trường thuận lợi cho sinh bàn luận và cộng tác: Thúc đẩy học sinh làm việc nhóm từ đó các em được trải nghiệm, khám phá và xây dựng các giải pháp để giải quyết vấn đề thành thạo hơn. Giáo viên có thể nhìn nhận thấy và đánh giá sự tham gia của mỗi học sinh trong công tác làm việc nhóm.
2. Quá trình đánh giá năng lực của học sinh
Vì sao cần phải phối hợp giữa việc đánh giá quá trình và đánh giá kết quả? Khi đánh giá năng lực của học sinh giáo viên cần bám sát mục tiêu giảng dạy.
Mục tiêu dạy học cần thể hiện nổi bật 3 yếu tố: nội dung chính phải hướng tới, hành vi thực hiện và chất lượng của hành vi. Nếu mục tiêu dạy học thể hiện được cả ba yếu tố trên thì việc đánh giá cũng sẽ thể hiện.
Vì bản chất đánh giá được thể hiện quá trình kiểm tra và đánh giá. Quá trình học sinh thu thập thông tin chính là quá trình kiểm tra và so sánh những thông tin đã thu thập được với các tiêu chí trong bảng cấu trúc năng lực mà giáo viên đề ra.
Khi đánh giá năng lực của học sinh cần phải thông qua ra các hành vi trong hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy để đánh giá năng lực cần phải biến các hành vi thành mục tiêu dạy học, quá trình đó thể hiện qua các bước sau.
- Đề ra nhiệm vụ và giao cho học sinh thực hiện các hành vi mà giáo viên cần đánh giá.
- Thu thập thông tin, bằng chứng, hình ảnh về các hành vi đó. Công cụ sử dụng để thu thập minh chứng tùy theo từng hành vi cụ thể. Bằng cách quan sát trực tiếp quá trình thực hiện của học sinh hoặc phiếu học tập hay các sản phẩm dự án mà học sinh sáng tạo ra.
- Đánh giá năng lực bằng cách so sánh đối chiếu bài làm, đáp án của học sinh với tiêu chí chất lượng của giáo viên. Với những hành vi phức tạp hơn như thuyết trình hay làm thí nghiệm giáo viên có thể sử dụng bảng đánh giá tiêu chí rubik nhằm đảm bảo tính khách quan hơn trong việc đánh giá năng lực học sinh.
Các tin khác
- 8 bộ lắp ghép STEAM bằng gỗ cho bé từ 1 tuổi mẹ nên tham khảo ngay 02/02/2024
- Khám phá cửa hàng đồ chơi giáo dục chất lượng, uy tín hàng đầu 01/02/2024
- Top 5 đồ chơi giáo dục sớm giúp trẻ làm quen với lập trình, công nghệ 31/01/2024
- Tổng hợp 4 lợi ích hàng đầu của đồ chơi giáo dục thông minh 30/01/2024
- Tổng hợp đồ chơi giáo dục cho bé giúp phát triển toàn diện 29/01/2024
- Gợi ý 5 đồ chơi giáo dục Montessori tự làm sáng tạo cho trẻ mầm non 13/01/2024
- Tổng hợp 4 cách làm đồ chơi STEAM cho trẻ mầm non sáng tạo nhất 11/01/2024