Những phương pháp giảng dạy STEAM chủ đề gia đình hay và thú vị nhất

08/12/2023
Những phương pháp giảng dạy STEAM chủ đề gia đình hay và thú vị nhất

Phương pháp giáo dục theo STEAM chủ đề gia đình gần gũi và thân thương sẽ mang đến cho trẻ những bài học bổ ích và lý thú. Thông qua đó, trẻ sẽ biết yêu thương và quan tâm nhiều hơn đến thành viên trong gia đình. Đây còn là bài học để nâng cao các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, khả năng khéo tay, sáng tạo,…

1. Phương pháo giáo dục STEAM chủ đề gia đình là gì?

Giáo dục STEAM chủ đề gia đình là sự kết hợp giữa hai yếu tố là STEM và nghệ thuật (Art) sáng tạo. Phương pháp này giúp trẻ có hứng thú hơn trong học tập và có sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Việc kết hợp giữa kiến thức lý thuyết với thực hành thông qua những hoạt động, trải nghiệm thực tế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

STEM chủ đề gia đình mang ý nghĩa sâu sắc, giúp gắn kết tình cảm gia đình. Thông qua các hành động như tự làm quà tặng cha mẹ nhân ngày kỷ niệm, giúp đỡ cha mẹ việc nhà,… sẽ giúp trẻ biết yêu thương cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình của mình.

2. Lợi ích khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM chủ đề gia đình

Tham gia vào tiết dạy STEAM chủ đề gia đình, trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện tính chủ động, sáng tạo. Các bài học khám phá sẽ giúp các em được biết nhiều hơn về thế giới xung quanh mình.

So với cách học truyền thống, hình thức này có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Học sinh sẽ không còn chỉ được học những kiến thức lý thuyết khô khan mà sẽ được kết hợp với thực hành, sáng tạo các sản phẩm thiết thực, ý nghĩa đối với cuộc sống. Điều này sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều và hoàn chỉnh các kỹ năng quan trọng, giúp ích vào việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống thường ngày.

Các bài học STEAM chủ đề gia đình không còn là áp lực về điểm số. Thay vào đó là sự sáng tạo, khám phá, giúp học sinh hứng thú với mỗi giờ học. Ngoài ra, việc kết hợp các môn học trong bài giảng STEAM chủ đề về gia đình sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức chủ động hơn. Đồng thời, giúp trẻ chủ động tìm tòi, sáng tạo những sản phẩm thiết thực, ý nghĩa và gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

3. Phương pháp giáo dục STEAM chủ đề gia đình

Có nhiều cách để trẻ được tiếp cận với hình thức giáo dục STEAM chủ đề gia đình. Có thể tham khảo một số phương án sau:

3.1. Tham gia vào dự án STEAM về chủ đề gia đình

Nhà trường có thể tổ chức dự án STEAM về chủ đề gia đình. Ví dụ như thiết kế cây gia đình, làm món quà tặng mẹ, làm nước giải khát cho bữa tiệc gia đình... Giáo viên hãy hướng dẫn và gợi ý trẻ sử dụng các vật dụng tái chế để bảo vệ môi trường. Đó cũng là bài học ý nghĩa và nhân văn khi môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng.

3.2. Tham gia hoạt động STEAM chủ đề gia đình

Trong hoạt động STEAM chủ đề về gia đình, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ tìm hiểu về các vật dụng trong nhà. Mỗi vật dụng với đặc điểm và cách dùng khác nhau. Ví dụ như: Bát ăn cơm có màu trắng và được làm bằng sứ, cái chổi dùng để quét nhà,…

Đi kèm với kiến thức lý thuyết, giáo viên hãy cho trẻ tự sáng tạo những vật dụng trong nhà từ nguyên liệu tái chế. Các vật dụng có thể sử dụng như: Giấy màu, giấy bìa cứng, chai nhựa,… Phương pháp học tập này có phần đơn giản nhưng lại hữu ích trong việc khơi dậy khả năng sáng tạo và phát triển kỹ năng thực hành.

4. Hướng dẫn chi tiết bài học STEAM chủ đề gia đình – Thiết kế cây gia đình

Bài học “Thiết kế cây gia đình” khá gần gũi và thân quen có thể áp dụng cho trẻ từ 4 – 5 tuổi. Các bước giảng dạy dự án như sau:

Bước 1: Cho trẻ tìm hiểu về chủ đề gia đình

Trong gia đình của trẻ có những thành viên nào. Ví dụ như: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em… Ngoài ra, giáo viên hãy đưa ra những câu hỏi để trẻ giải đáp như: Gia đình có quan trọng không, làm thế nào để thể hiện tình yêu thương với gia đình...

Bước 2: Tiến hành khám phá cây gia đình

Theo đó, hãy cho trẻ khám phá gốc cây là gì, thân cây, cành cây và lá cây tương ứng với ai. Giáo viên có thể gợi ý hoặc đưa ra câu hỏi để trẻ phát triển tư duy và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

Bước 3: Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện

Các bộ phận của cây được làm từ gì, có hình dáng ra sao… Mỗi nhóm sẽ tự phân tích, đánh giá và đưa ra thống nhất chung.

Bước 4: Thiết kế và hoàn thiện

Tiến hành thiết kế và hoàn thiện cây gia đình từ những vật dụng mà cô giáo cung cấp. Bao gồm: Giấy màu, giấy bìa cứng, lõi giấy vệ sinh, que kem…

Bước 5: Trình bày ý tưởng

Kết thúc bài học, trẻ sẽ tự đánh giá về sản phẩm của mình. Đồng thời, lắng nghe góp ý từ bạn bè, cô giáo để cải thiện cho những sản phẩm sau.

Bài học STEAM chủ đề gia đình là hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Thông qua đó, trẻ sẽ biết cách yêu thương và thể hiện tình cảm của mình với các thành viên trong nhà. Đồng thời, nâng cao các kỹ năng cần thiết giúp ích cho việc tiếp thu các kiến thức mới được hiệu quả và đạt kết quả tốt.

Viết bình luận của bạn: