Tổng hợp 20+ cách trang trí góc chủ đề STEAM đổi mới không gian lớp học

03/11/2023
Tổng hợp 20+ cách trang trí góc chủ đề STEAM đổi mới không gian lớp học

Trang trí góc chủ đề STEAM giúp trẻ tiếp cận với cái đẹp, tạo nguồn cảm hứng khám phá và phát triển tư duy. Nếu bạn chưa biết cách trang trí góc chủ đề của lớp sao cho đẹp mắt và mới lạ thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết một số bước để có góc chủ đề STEAM hấp dẫn, thú vị.

1. Trang trí góc STEAM chủ đề STEAM

Trang trí góc chủ đề STEAM là một hoạt động giáo dục được đánh giá cao hiện nay, đặc biệt đối với giáo dục mầm non. Tại các góc này, trẻ được tự do lựa chọn các góc chơi theo sở thích của mình. Góc chơi cần dựa vào chủ đề học tập của trẻ để thiết kế, giúp trẻ nhanh tiếp thu bài và phát triển một cách toàn diện.

2. Trang trí góc STEAM chủ đề trường mầm non cần tuân thủ gì?

Để trang trí góc chủ đề STEAM trường mầm non cần lưu ý đến không gian và cơ sở vật chất:

  • Không gian: Chọn không gian phù hợp với ý tưởng và trường học, đảm bảo đủ ánh sáng. Có thể chọn không gian trong lớp hoặc không gian ngoài trời.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Lứa tuổi mầm non có thời gian sinh hoạt ở trường là chủ yếu. Cơ sở vật chất cần hiện đại, đảm bảo về sự an toàn, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn của bộ giáo dục.
  • Trang trí góc STEAM các chủ đề độc đáo, cuốn hút: Góc chủ đề cần có sự sáng tạo, sắp xếp khoa học, gây hứng thú với trẻ.

3. Một số cách trang trí các góc chủ đề STEAM tại trường mầm non

Trang trí góc chủ đề STEAM tại trường mầm non yêu cầu giáo viên phải tỉ mỉ, sáng tạo kết hợp nghệ thuật. Sau đây là một số cách trang trí góc chủ đề STEAM, mời các bạn cùng tham khảo.

3.1. Cách trang trí góc chủ đề STEAM với bảng điểm danh

Bảng điểm danh là một trong những chủ đề tại các lớp học mầm non. Các mẫu phổ biến như: Bảng điểm danh theo ngày, bảng điểm danh theo tuần, bảng điểm danh theo tháng, bảng điểm danh theo khung giờ… Bạn cần lên ý tưởng chọn mẫu bảng điểm danh phù hợp để đánh giá và quản lý thông tin của từng trẻ.

  • Bước 1. Lựa chọn chất liệu: Chất liệu thường là bìa cứng, nhựa, giấy, xốp… với màu sắc sinh động, bắt mắt, hình ảnh đáng yêu.
  • Bước 2. Thiết kế bảng điểm danh: Nên sử dụng hình ảnh hoạt hình, dễ nhìn, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi.
  • Bước 3. Gắn bảng điểm danh: Sắp xếp khoa học, giúp trẻ dễ tiếp cận thông tin.
  • Bước 4. Thông tin trên bảng: Tiến hành gắn tên, hình ảnh các thành viên của lớp, tên giáo viên chủ nhiệm, tiêu đề, thời gian.
  • Bước 5. Nội dung bảng điểm danh: Thể hiện các thông tin quan trọng, các hoạt động đã thực hiện của trẻ và trạng thái.

3.2. Cách trang trí góc chủ đề STEAM mừng sinh nhật

Trang trí góc chủ đề STEAM mừng sinh nhật mang lại nhiều thú vị và ý nghĩa cho trẻ. Có thể chuẩn bị những vật dụng như: Bóng bay, rèm, hoa, lều, đèn trang trí, khăn trải bàn, hộp quà tặng.

Sau đây là các bước trang trí góc mừng sinh nhật với nhiều màu sắc và hấp dẫn.

  • Bước 1. Lựa chọn không gian: Chọn nơi phù hợp để trang trí góc.
  • Bước 2. Chọn phông trang trí theo chủ đề: Phông có hình ảnh bánh kem, chữ, con vật, ngôi sao, hoa…
  • Bước 3. Sắp xếp, trang trí các vật dụng: Bóng bay, rèm hoa, đèn led, chữ…Tạo sự vui tươi, phù hợp với không gian sinh nhật.
  • Bước 4. Làm 1 chiếc bánh kem bằng xốp và dán vào chính giữa. Bổ sung các phụ kiện trang trí khác mà bạn có.

3.3 Cách trang trí góc chủ đề STEAM “một ngày của bé”

Để trang trí ở góc “một ngày của bé” có rất nhiều cách. Một trong những cách đơn giản và mang lại nhiều hứng thú cho trẻ là:

  • Bước 1. Chọn không gian: Lựa chọn không gian nơi bé có thể dễ dàng tiếp cận.
  • Bước 2. Nguyên vật liệu trang trí: Dùng xốp và bút chì để cắt, viết chữ cho tiêu đề. Sử dụng đĩa CD, không dùng đến (hoặc bìa cứng), kết hợp giấy hoặc xốp cắt thành bông hoa tròn, dán ảnh các hoạt động. Màu sắc của các nguyên vật liệu cần đa dạng, tươi sáng.
  • Bước 3. Làm một chiếc đồng hồ có in hình ảnh ngộ nghĩnh.
  • Bước 4. Trang trí: Dán chữ tiêu đề lên trên cùng, sau đó là chiếc đồng hồ ở giữa, cuối cùng là những hình ảnh hoạt động dán xung quanh.

4. Phân loại các góc chủ đề STEAM mầm non

Góc STEAM được phân thành nhiều góc với những chủ đề như sau:

  • Góc xây dựng: Trẻ được tự do, sáng tạo các ngôi nhà, công trình bằng những viên gạch, khối gỗ, hàng rào… theo sở thích của mình.
  • Góc phân vai: Trẻ được chơi các trò chơi giả làm đầu bếp, cô chú công nhân, cô giáo, bác sỹ... với những đồ chơi đặc thù riêng từng nghề, từng nhân vật.
  • Góc học tập: Có các trò chơi như: Xếp các hình, các số, tô màu…
  • Góc nghệ thuật: Trẻ được ca hát, vẽ tranh, hoặc nặn đất…
  • Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cho cây, trải nghiệm gieo hạt, trồng cây.

Bài viết trên là những thông tin về trang trí góc chủ đề STEAM. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình trang trí nên chú trọng đến sự cân đối và hài hòa khi kết hợp các vật dụng. Chúc các bạn có những góc chủ đề STEAM thật ưng ý để tạo hứng thú cho trẻ trong học tập.

Viết bình luận của bạn: