Tips trang trí góc khoa học STEAM độc đáo, mới lạ và cuốn hút nhất hiện nay

14/11/2023
Tips trang trí góc khoa học STEAM độc đáo, mới lạ và cuốn hút nhất hiện nay

Trang trí góc khoa học STEAM mang đến nhiều lợi ích cho việc học tập của trẻ. Được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại sẽ mang đến những kiến thức bổ ích và lý thú góp phần nâng cao chất lượng học tập. Đây là hành trang giúp các em bắt nhịp với xu hướng giáo dục trong thời đại mới.

1. Trang trí góc khoa học STEAM và những lợi ích thiết thực

Thông qua các hoạt động trong góc khoa học STEAM, trẻ được khám phá nhiều điều bổ ích xung quanh mình. Việc trang trí góc khoa học sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Tạo sân chơi lành mạnh và là cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá thực tế giúp phát triển, hoàn thiện bản thân.
  • Phát huy các kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng tiếp thu kiến thức, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm,…
  • Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của trẻ.
  • Mang đến niềm cảm hứng để kích thích tinh thần học hỏi ngay từ những năm học đầu đời.

2. Trang trí góc khoa học STEAM như thế nào?

Để trang trí góc khoa học STEAM hiệu quả, có thể tham khảo một số gợi ý hữu ích dưới đây:

2.1. Trang trí với đa dạng hình ảnh

Trang trí với các hình ảnh đa dạng, phong phú và thu hút sự chú ý của trẻ. Thông qua các bài học mà giáo viên hướng dẫn, gợi ý trong góc học tập này sẽ kích thích khả năng khám phá, tư duy. Từ đó, các em sẽ biết vận dụng những gì đã được học để ứng dụng vào thực tiễn.

2.2. Sáng tạo sản phẩm, làm việc nhóm

Khuyến khích các em tham gia các hoạt động theo nhóm để phát triển kỹ năng hợp tác và giao tiếp. Trong nội dung bài học này, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng bạn, sản phẩm cụ thể nào đó.

Chú ý xây dựng giáo án thông qua hoạt động tiếp nối từ thiết kế, thử nghiệm, vận hành, chỉnh sửa… Các hoạt động này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau để các em rèn luyện về khả năng giải quyết vấn đề.

2.3. Trang trí theo chủ đề

Trang trí góc khoa học STEAM theo từng chủ đề, sự kiện nổi bật vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa kích thích sự tò mò của trẻ. Thường xuyên thay đổi góc khoa học sẽ tránh được sự nhàm chán và mang đến môi trường học tập mới mẻ, đầy hứng thú mà nhà trường, giáo viên nên chú trọng.

Nội dung bài học nên gắn liền với thực tiễn và mục tiêu của bài học. Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo viên hãy tạo môi trường học tập năng động để các em có thêm hứng thú và động lực phát triển bản thân.

3. Ý nghĩa của việc trang trí góc khoa học STEAM

STEAM là sự tích hợp liên môn của: Khoa học, toán học, kỹ thuật, công nghệ và nghệ thuật. Việc liên kết các kiến thức với nhau sẽ tạo nên nguồn cảm hứng khơi dậy sáng tạo của trẻ. Cùng với đó, sự gắn kết giữa các bài học lý thuyết với thực hành, trải nghiệm thực tế sẽ tránh đi sự nhàm chán. Các em sẽ thấy hứng thú và hăng hái hơn trong mỗi giờ học.

Trang trí góc khoa học STEAM mang đến môi trường học tập giáo dục kiểu mới. Phương pháp này khuyến khích các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động thay vì thụ động như hình thức giảng dạy thông thường. Như vậy, việc ghi nhớ kiến thức sẽ hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục.

Những tiết học STEAM trong góc khoa học góp phần nâng cao và bổ sung các kỹ năng cần thiết như khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ. Các kiến thức gắn liền với thực tiễn là hành trang quan trọng hướng tới sự phát triển toàn diện cho các em trong tương lai.

4. Cách trang trí góc khoa học STEAM

Có nhiều cách trang trí góc khoa học STEAM mầm non độc đáo và sáng tạo, có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết theo các bước sau:

Bước 1: Xác định chủ đề trong góc khoa học STEAM

Trong góc khoa học STEAM, hãy xác định chủ đề mà mình muốn hướng tới là gì. Tùy theo chủ đề, không gian và diện mà các vật dụng dùng để trang trí sẽ có sự khác nhau. Đảm bảo diện tích trong góc học tập không quá nhỏ và tận dụng được ánh sáng tự nhiên để mang đến cho các em những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Bước 2: Tiến hành trang trí góc STEAM khoa học

Sử dụng bảng mô phỏng hoặc tranh, ảnh theo chủ đề tương ứng để trang trí bức tường. Ví dụ chủ để hạt giống có thể treo quá trình phát triển cây từ hạt. Trang trí thêm góc khoa học STEAM bằng đèn led hoặc đèn từ các vật liệu tái chế cũng là cách tạo sự thu hút.

Góc học tập này có thể tận dụng các nguyên liệu tái chế như: Chai nhựa, bìa carton, giấy màu... để mô phỏng nội dung bài học. Hãy chuẩn bị sẵn một chiếc kệ hoặc bàn nhỏ. Nơi đó, các em dễ dàng khám phá, tìm hiểu và học hỏi.

Bước 3: Tạo bảng hiện vật

Với bảng hiện vật, giáo viên hãy trưng bày các mô hình, sản phẩm và thành quả mà học sinh vừa thực hiện. Đây là cách khuyến khích và tạo động lực để các em có nhiều cố gắng cho những bài học tiếp theo.

Trang trí góc khoa học STEAM khơi dậy hứng khởi và kích thích niềm đam mê với học tập là điều quan trọng. Hãy cùng MakeBlock VN tìm hiểu về các bước trang trí chi tiết kể trên để áp dụng khi cần thiết.

Viết bình luận của bạn: