Hướng dẫn cách trang trí góc xây dựng STEAM ấn tượng, độc đáo

17/10/2023
Hướng dẫn cách trang trí góc xây dựng STEAM ấn tượng, độc đáo

Bạn đang có nhu cầu trang trí góc xây dựng STEAM nhưng chưa biết nên làm thế nào. Vậy thì hãy cùng MakeBlock VN tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây để tạo điểm nhấn cho góc STEAM thêm ấn tượng và thu hút.

1. Hướng dẫn cách trang trí STEAM góc xây dựng

Để trang trí góc xây dựng theo STEAM, các bạn có thể tham khảo và áp dụng theo các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn vị trí và không gian phù hợp để thiết kế góc xây dựng STEM. Có thể là khu vực riêng biệt hoặc tận dụng một góc phòng để sáng tạo.
  • Bước 2: Sắp xếp dụng cụ học tập và đồ chơi vào góc xây dựng. Bao gồm: Bộ đo đạc, bộ sắp xếp, bộ xây dựng... Kể cả các vật liệu thí nghiệm như cát, nước, cây cối nhỏ cũng được tận dụng và bố trí trong đó để hướng dẫn, đưa ra gợi ý hữu ích cho học sinh.
  • Bước 3: Tạo không gian sáng tạo cho góc xây dựng mầm non STEAM. Đồ chơi hay các dụng cụ học tập được thiết kế và bố trí khoa học để khuyến khích sự tìm tòi, khám phá của các em.
  • Bước 4: Tạo không gian trưng bày riêng với các hộp đựng, giá treo. Trên đó sẽ lưu lại thành quả của học sinh trong quá trình học tập ở góc xây dựng nhằm khích lệ tinh thần ham học hỏi. Đồng thời, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và có thêm động lực cho các hoạt động STEAM tiếp theo.
  • Bước 5: Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thú vị, thiết thực và gần gũi. Có thể là các thử thách đơn giản ngay trong góc xây dựng STEAM như: Sáng tạo mô hình, xây dựng công trình, thí nghiệm khoa học...
  • Bước 6: Cập nhật góc xây dựng thường xuyên để tạo sự mới mẻ, tránh nhàm chán cho học sinh. Đây là một trong những hành động đơn giản nhưng mang ý nghĩa lớn để trang trí góc xây dựng STEAM có hiệu quả. 

2. Ý tưởng trang trí góc xây dựng theo hướng STEAM

Có nhiều ý tưởng trang trí góc xây dựng STEAM mầm non được áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý hữu ích dưới đây:

2.1. Góc xây dựng STEAM mầm non vườn thực vật

Góc xây dựng với hoa lá, cỏ cây sẽ giúp các em đến gần hơn với thiên nhiên. Giáo viên có thể chuẩn bị một số hạt giống và dụng cụ trồng cây nhỏ để các em được trải nghiệm. Thông qua đó, các em sẽ hiểu nhiều hơn về quá trình trồng cây, cách chăm sóc và chu kỳ sống của một số loài cây xung quanh.

2.2. STEAM công nghệ - Trang trí góc STEAM góc xây dựng

Giáo viên có thể đặt các thiết bị công nghệ ở góc xây dựng như: Các đồ chơi lắp ráp, robot hay tablet. Sau đó, hãy khuyến các em tham gia khám phá bất kỳ lúc nào muốn. Đây là cách giúp trẻ tiếp cận với công nghệ từ nhỏ để khích thích khả năng khám phá, sáng tạo và nghiên cứu.

Các mô hình đồ chơi xếp hình, khối xây dựng, lắp ráp đa sắc màu sẽ tạo sự thu hút mạnh mẽ với lứa tuổi học sinh. Khi đó, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu để các em tự sắp xếp, lắp ráp một mình hoặc làm việc theo nhóm về tạo hình và xây dựng. Tham gia vào hoạt động này sẽ giúp các em tăng cường khả năng tư duy logic và không gian.

2.3. Xây dựng STEAM nghệ thuật

Các vật liệu như bút chì, giấy, bút lông… được sử dụng cho các em học sinh sáng tạo và tự do khám phá những điều mình thích. Giáo viên hãy thiết kế góc chế tạo, góc vẽ, góc xếp hình sao cho khoa học và hợp lý để trẻ trải nghiệm cũng như thể hiện sự sáng tạo về hoạt động nghệ thuật STEAM.

2.4. Trang trí góc STEAM khoa học

Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia vào các thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện với các vật dụng dễ tìm như: Tạo bong bóng, làm mưa nhân tạo, trộn màu sơn. Hay các hoạt động thường ngày như: Làm sữa chua, làm bánh trôi…

Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể phân tích những hiện tượng khoa học để kích thích sự tò mò và mang đến hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em sẽ biết cách vận dụng vào cuộc sống và tạo nên bước đệm vững chắc cho tương lai.

3. Nguyên tắc trang trí góc xây dựng STEAM mầm non

Khi trang trí góc xây dựng STEAM mầm non, giáo viên cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

  • Lựa chọn nguyên liệu từ nhựa tái chế, sách, báo để tiết kiệm chi phí và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
  • Thiết kế màu sắc hài hòa, phù hợp với không gian lớp học. Ưu tiên các màu tươi sáng để thu hút sự chú ý và kích thích tư duy của trẻ.
  • Sử dụng hình ảnh bắt mắt, sinh động và dễ thương như: Hoa lá, nhà cửa, động vật… Ngoài ra, có thể cho trẻ tự sáng tạo để phát triển trí tưởng tượng và phát huy sở trưởng của mình ngay từ nhỏ.

Trên đây là gợi ý một số cách trang trí góc xây dựng STEAM. Tùy theo quy mô, tính chất, tài nguyên của mỗi lớp học mà giáo viên hãy áp dụng và trang trí sao cho phù hợp để kích thích sự sáng tạo của thế hệ trẻ. Thông qua các hoạt động xây dựng STEAM, các em sẽ được khám phá, tìm hiểu những điều thú vị của thế giới xung quanh mình.

Viết bình luận của bạn: