PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM MẦM NON KHƠI DẬY ĐAM MÊ CHO TRẺ

25/06/2020
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM MẦM NON KHƠI DẬY ĐAM MÊ CHO TRẺ

Giáo dục cấp mầm non là bước đà đầu tiên trên chặng đường phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc chọn trường học và phương pháp giáo dục cho con là điều trăn trở lớn của mỗi bậc phụ huynh. Bố mẹ đã nghe đến giáo dục STEAM mầm non bao giờ chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giáo dục STEAM mầm non là gì?

Giáo dục STEAM mầm non là phương pháp steam cho trẻ mầm non tương tác đa chiều, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường mầm non.

STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục học và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. STEAM là bước chuyển đổi ngoạn mục trong nền cách mạng giáo dục khi chuyển đổi từ mô hình học tập cũ thụ động, chỉ tập trung vào lý thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực hành và tính thực tiễn. Tìm hiểu về giáo dục STEAM mầm non, Makeblock nhận thấy khối lượng kiến thức ở STEAM cơ bản giống với các chương trình giáo dục bình thường nhưng nó khuyến khích các bé chủ động tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề mỗi khi gặp phải.

2. Kỹ năng mà giáo dục STEAM mầm non đem lại cho trẻ

Các mô hình giáo dục STEAM mầm non đem lại cho trẻ những kỹ năng sau:

- Kỹ năng khoa học: Với STEAM, trẻ sẽ hiểu và biết cách liên kết các khái niệm, định nghĩa, nguyên lý hay cơ sở khoa học của các sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó thực hành và ứng dụng vào giải quyết những vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống.

- Kỹ năng công nghệ: các mô hình giáo dục steam mầm non giúp trẻ nhận thức đúng về công nghệ, phát triển kỹ năng sử dụng và quản lý nó, bắt đầu từ những sự thay đổi đơn giản đến phức tạp hơn. Chỉ ra cho chúng thấy rằng, tất cả những tiến bộ của thế giới tự nhiên nhằm phục vụ con người đều được coi là công nghệ.

 

Giáo dục STEAM mầm non

 

Giáo dục STEAM mầm non

- Kỹ năng kỹ thuật: Giúp trẻ hiểu được cách thức, quy trình sản xuất, chế tạo ra một sản phẩm nào đó, tăng khả năng sáng tạo, tư suy và hình thành kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

- Kỹ năng nghệ thuật: Thông qua các hoạt động múa hát, thưởng thức âm nhạc,…trẻ sẽ phát triển các giác quan một cách tốt nhất, biết khám phá và phân tích vấn đề. Áp dụng các mô hình giáo dục STEAM mầm non, múa hát được xem là một môn học cụ thể giúp trẻ rèn luyện kĩ năng quan sát và kỹ năng hiểu.

- Kỹ năng Toán học: Được làm quen và rèn luyện kĩ năng toán học từ sớm là nền tảng để trẻ có những ý tưởng chính xác, phản ứng nhanh nhạy với các phép tính, định nghĩa và áp dụng hiệu quả những kiến thức toán học vào đời thực.

3. Điểm mạnh của giáo dục STEAM mầm non

3.1. Tiếp cận liên môn

Thay vì dạy 5 môn học tách biệt, giáo dục STEAM mầm non kết hợp những môn học này thành 1 mô hình gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

3.2. Năng lực giải quyết vấn đề

 

Giáo dục STEAM mầm non

 

Giáo dục STEAM mầm non

Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi buổi học, trẻ được đặt trước một tình huống thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức liên môn. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi và hệ thống những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề.

3.3. Học tập sáng tạo

Giáo dục STEAM mầm non đề cao phong cách học tập sáng tạo. Đặt bản thân vào vai trò của một nhà phát minh, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các kiến thức được trang bị: biết cách mở rộng, sửa chữa, vận dụng sao cho phù hợp với tình huống có mà các em gặp phải.

Viết bình luận của bạn: