-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn cách áp dụng giáo dục STEAM mầm non vào trường học
10/11/2024
Giáo dục STEAM mầm non là bước tiến mới giúp các em tiếp cận chủ động với nguồn kiến thức vô tận. Muốn áp dụng có hiệu quả phương pháp STEAM vào trường học đòi hỏi giáo viên phải hiểu và nắm rõ về STEAM. Cùng với đó là sự đầu tư của nhà trường về không gian, vật dụng cho quá trình học tập của các em. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, các bạn hãy theo dõi một số chia sẻ của MakeBlock VN dưới đây.
1. STEAM cho trẻ mầm non với nhiều lợi ích nổi trội
Giáo dục STEAM mầm non đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp này được coi là “chìa khóa vàng”, kích thích toàn diện tiềm năng và tư duy của trẻ với những lợi ích sau:
1.1. Khơi gợi nguồn cảm hứng học tập cho trẻ mầm non
Phương pháp STEAM chính là tạo nên môi trường học tập năng động và sáng tạo thông qua các hoạt động vui chơi. Đây là cách giúp trẻ chủ động hơn trong việc tiếp cận tri thức, đảm bảo việc ghi nhớ và ứng dụng vào thực tế được hiệu quả hơn.
Môi trường STEAM giúp trẻ tự do khám phá và tìm tòi những điều mới lạ. Từ đó, trẻ sẽ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng để hứng thú hơn trong quá trình học tập.
1.2. STEAM mầm non là tiền đề để phát triển đa dạng các kỹ năng
Giáo dục STEAM mầm non là sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực: Toán học, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và công nghệ. Được tiếp cận với kiến thức tổng hợp sẽ mang hiệu quả phát triển các kỹ năng cần thiết trong giai đoạn giáo dục đầu đời:
- Phát triển kỹ năng quan sát: Trong các hoạt động, thí nghiệm, dự án STEAM, trẻ sẽ học hỏi được kỹ năng quan sát mọi vấn đề xảy ra. Điều này góp phần vào việc rèn luyện tính kiên nhẫn và hình thành tư duy logic của trẻ với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Hoạt động theo nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập tự đưa ra ý tưởng để mọi người trong nhóm cùng lắng nghe. Đây là cách để trẻ tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau đồng lòng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phát huy kỹ năng đặt vấn đề: Thông qua các thí nghiệm thực tế theo từng độ tuổi, trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều. Từ việc phân tích, dự đoán kết quả và đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra. Điều này giúp kích thích phát triển tư duy não bộ và khơi dậy niềm đam mê học tập của trẻ.
1.3. Giáo dục STEM ở mầm non – Khơi gợi khả năng sáng tạo
Môi trường học tập có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tư duy của trẻ. STEAM là môi trường đầy năng động và sáng tạo, không bị gò bó trong một khuôn mẫu nào. Ở đó, trẻ được tư do khám phá qua những hoạt động quen thuộc như: Lắp ráp, vẽ tranh,… Đây là cách để khơi gợi khả năng sáng tạo và kích thích sự phát triển về trí não của trẻ trong những năm tháng học mầm non.
2. Cách áp dụng phương pháp giáo dục STEAM mầm non vào trường học
STEAM chính là một làn gió mới mang đến nhiều hiệu ứng tích cực trong ngành giáo dục nói chung và chương trình giảng dạy mầm non nói riêng. Các em được tiếp cận với STEAM từ sớm sẽ kích thích tư duy khoa học, giúp ích vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số cách áp dụng giáo dục STEAM mầm non vào trường có hiệu quả:
2.1. Kết hợp hai lĩnh vực khoa học và nghệ thuật vào trường mầm non
Khoa học và nghệ thuật là hai lĩnh vực trái ngược nhau nhưng sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo nếu được kết hợp hài hòa. Trẻ sẽ được cung cấp các vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm độc đáo theo ý tưởng dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Ví dụ: Tự tạo xe ô tô bằng các vật liệu tái chế, làm cây gia đình…
2.2. Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM mầm non bằng hoạt động thực tế
Độ tuổi mầm non là bước đầu tiếp cận với giáo dục. Vì thế, giáo viên có thể cho trẻ học hỏi kiến thức mới từ những hoạt động trải nghiệm thực tế. Được tham gia vào các hoạt động như: Trồng cây, cắm trại, lắp ráp rô bốt… trẻ sẽ tự tìm tòi, học hỏi và tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Từ đó, các em sẽ ghi nhớ những gì đã học và tạo nên phản xạ tốt để ứng dụng với thực tế cuộc sống.
2.3. Học STEAM thông qua các câu chuyện và trò chơi
Với hình thức học truyền thống chủ yếu là kiến thức lý thuyết thì STEAM đã có nhiều cải tiến với cách tiếp cận chương trình học thông qua trò chơi đầy hấp dẫn. Chẳng hạn như:
- Được đóng vai thành các nhân vật trong câu chuyện: Phát triển kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.
- Tham gia vào trò chơi lắp ráp, xếp hình: Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic.
- Được nghe các câu chuyện liên quan đến khoa học: Khơi gợi niềm đam mê, kích thích trí tò mò về thế giới bên ngoài.
Giáo dục STEAM mầm non mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình tiếp cận với kiến thức mới của trẻ. MakeBlock VN hy vọng trong thời gian tới, STEAM sẽ ngày càng được chú trọng và ứng dụng nhiều trong trường mầm non để mang đến hiệu quả học tập tối ưu.
Các tin khác
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá quả trứng ý nghĩa, cuốn hút 06/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá con gà – Kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật 05/12/2024
- Giáo án STEAM chơi với giấy: Khơi nguồn sáng tạo cho trẻ 04/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá các giác quan sáng tạo, hiệu quả 03/12/2024
- Giáo án STEAM làm sữa chua hoa quả dầm – Trải nghiệm nhỏ, hạnh phúc to 02/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá các loại hoa sáng tạo, ý nghĩa 01/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM chủ đề giao thông sáng tạo và hiệu quả 30/11/2024