5 BƯỚC XÂY DỰNG PHÒNG HỌC STEAM ĐẠT CHUẨN

27/08/2020
5 BƯỚC XÂY DỰNG PHÒNG HỌC STEAM ĐẠT CHUẨN

Phòng lab STEAM hay phòng học STEAM là nơi chắp cánh cho những ý tưởng của người học bộ môn STEAM. Ở Việt Nam, bộ môn STEAM vẫn chưa thực sự phổ biến và được chú trọng như ở những nước phát triển mặc dù STEAM là môn học đem lại rất nhiều lợi thế về học tập cho học sinh và lợi thế về nguồn nhân lực tương lai cho quốc gia. Hãy là người đi đầu trong sự nghiệp đem giáo dục hiện đại đến với dạy và học trong nhà trường của bạn chỉ với 5 bước xây dựng phòng học STEAM đạt chuẩn mà Makeblock giới thiệu trọng bài viết dưới đây.

 

1. Tầm quan trọng của phòng học STEAM đạt chuẩn

Phòng học STEAM là không gian để học sinh dám thử, dám thất bại và dám đứng lên thử lại lần nữa. Ý tưởng sáng tạo nào mà không được hiện thực hóa thì đều không có giá trị. Chính vì vậy, học sinh các bộ môn, nhất là STEAM luôn cần phải có 1 không gian đủ tốt: rộng rãi, đầy đủ thiết bị và khu vực để lên ý tưởng, thảo luận nhóm, hiện thực hóa sáng kiến, đo lường, báo cáo kết quả….

Phòng học STEAM là nơi đưa đến cho học sinh cảm hứng, sự thoải mái nhưng có thể tập trung để hoàn thiện ý tưởng và nảy sinh các sáng kiến tuyệt vời.

 

2. 5 bước xây dựng phòng học STEAM đạt chuẩn

Bước 1: Nâng cao kiến thức qua internet

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ điều gì, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về vấn đề đó từ nhiều nguồn, và internet là một nguồn thông tin cực kỳ rộng lớn và hữu hiệu. Trước khi xây dựng phòng học STEAM cho tổ chức hoặc trường học của mình, bạn hãy chọn một vài nguồn tài liệu STEAM (có chọn lọc) để làm cơ sở tư liệu trong suốt quá trình xây dựng. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào những hội nhóm, câu lạc bộ stem robot, tổ chức về STEAM và đam mê STEAM trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể kết nối với những người đam mê tìm hiểu về giáo dục STEAM hoặc có kinh nghiệm xây dựng phòng học STEAM đạt chuẩn.

 

Bước 2: Thu nhỏ thế giới và phòng học STEAM

Phòng học STEAM

Phòng học STEAM

Khi xây dựng phòng học STEAM, vấn đề chi phí đối với trường học và tổ chức cũng rất quan trọng. Thường các trường học sẽ không có quá nhiều chi phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho phòng học STEAM. Bạn đừng quên cốt lõi của STEAM là việc học tập thông qua thực hành thực tiễn nhằm áp dụng những kiến thức được học vào giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống con người. Chính vì vậy mà bạn có thể đưa những nguyên liệu tự nhiên có sẵn như: chai lọ, hộp giấy, vật dụng cá nhân…vừa để giảm chi phí vừa giúp bảo vệ môi trường.

 

Bước 3: Tận dụng mọi không gian để sáng tạo

Không nhất thiết phải xây một không gian mới hoàn toàn để làm phòng học STEAM. Bạn có thể tận dụng những không gian có sẵn ít dùng tới như: nhà kho, thư viện, phòng học trống...miễn sao không gian đó đủ để học sinh thoải mái sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm của mình.

 

Bước 4: Đặt ra những thử thách chế tạo

Không gian phòng học STEAM muốn đem lại nhiều ý tưởng cần thay đổi liên tục. Nếu bạn là người trực tiếp điều phối lớp học, hãy tạo ra thử thách decor (thiết kế) phòng học theo định kỳ (mỗi tuần, mỗi tháng,...) tạo động lực và hứng khởi sáng tạo cho học sinh.

 

Bước 5: Xây dựng chương trình giảng dạy sáng tạo

Phòng học STEAM

Phòng học STEAM

Để kích thích sức sáng tạo và cảm hứng của học sinh trong phòng học STEAM, người dạy nên loại bỏ những khung bài giảng có sẵn giống chương trình dạy truyền thống, thay vào đó là những chủ đề mang tính mở rộng, tạo điều kiện cho học sinh khai thác từ nhiều khía cạnh.

Viết bình luận của bạn: