8 bước trong quy trình thiết kế giáo án steam

19/09/2020
8 bước trong quy trình thiết kế giáo án steam

Steam vẫn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều đơn vị trường học nên việc thiết kế giáo án steam vẫn chưa được chuẩn bị chu đáo. 

1.Những khó khăn khi thiết kế giáo án steam

Nguồn tài liệu liên quan đến mô hình giảng dạy học steam vẫn còn hạn chế do Steam chưa được biết đến rộng rãi.

Những cuộc hội thảo liên quan đến chủ đề giáo dục Steam chưa được mở rộng và quan trọng là nhiều đối tượng cần được tiếp cận kiến thức đó như cán bộ giáo viên, học sinh…nhiều đơn vị nhà trường chưa có cơ hội tham gia.

thiết kế giáo án steam

Giáo viên và học sinh làm quen với phương pháp giáo dục mới dù gặp nhiều khó khăn.

Kiến thức về Steam của giáo viên vẫn chưa đầy đủ vì thế cho nên cản trở trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Chưa có quy chuẩn về thiết kế giáo án Steam để qua đó cán bộ giáo viên có thể tham khảo.

2. 8 bước thiết kế giáo án Steam hiệu quả

Chuẩn bị bài học Steam xung quanh chủ đề giảng dạy

Tham khảo và tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề sẽ giảng dạy qua những nguồn thông tin khác nhau, có thể là mạng internet, báo, sách, tài liệu…

Kết nối chủ đề đó với một vấn đề trong thực tế cuộc sống

Như đã nói Steam đề cao tính thực hành trong việc học, vì thế yếu tố thực tiễn là yêu cầu số một trong phương pháp giảng dạy này.

thiết kế giáo án steam

Tất cả những kiến thức, kỹ năng mà học sinh học được trong quá trình học sẽ được lồng ghép để giải quyết những vấn đề trong thực tế.

Thiết kế giáo án Steam mục đích chính là hướng dẫn học sinh đạt được sản phẩm Steam.

Xác định rõ thách thức mà học sinh cần giải quyết

Trong việc học Steam học sinh được phép thử sức chính mình nói cách khác các em có những cơ hội và đồng thời có những thách thức, các em có thể thành công cũng được phép thất bại.

Giáo viên hướng dẫn học sinh cần xác định rõ những thách thức học sinh có thể gặp phải và tìm biện pháp hỗ trợ thích hợp và nhanh chóng nhất.

Giúp học sinh xác định những thử thách

Thực hành Steam là cơ hội để học sinh vượt lên chính mình, việc giáo viên xác định trước những thử thách học sinh có thể gặp phải trong quá trình thực hành chính là cao trào trong thiết kế giáo án Steam, bởi thách thức đó như nút thắt cần học sinh tháo gỡ dưới sự giám sát của giáo viên.

Qua thử thách như vậy học sinh sẽ đúc rút  kinh nghiệm riêng cho mình và cũng tạo hứng thú cho học sinh với những bài học tiếp theo.

Thu hút học sinh nghiên cứu nội dung của thử thách

Làm việc nhóm sẽ là hình thức học tập phù hợp nhất để giải quyết vẫn đề.

Giáo viên cần tạo ra những thử thách mở để thu hút học sinh tìm cách giải quyết qua đó kích thích khả năng sáng tạo, tư duy, phản biện, tranh luận…trong học sinh.

Khuyến khích các nhóm phát triển ý tưởng và cách giải quyết vấn đề

Những kiến thức và kỹ năng học trên lớp được học sinh vận dụng vào bài học thực tế sẽ cho thấy khả năng hiện thực hóa lý thuyết của các em đến đâu, các em hiểu bài đến đâu. Kiến thức là vô tận và nó không trong một khuôn khổ nào cả, vì thế nhìn nhận sự vật hiện tượng dưới cái nhìn đa chiều chính là mục đích của Steam. Bởi vì trên thực tế một câu hỏi không chỉ có một câu trả lời đúng mà có nhiều giải đáp cho cùng một vấn đề.

 

thiết kế giáo án steam

Giáo viên nên khuyến khích học sinh đưa ra những ý tưởng và cách giải quyết vấn đề khác nhau.

Hướng dẫn học sinh chọn một ý tưởng để kiếm tra và đánh giá

Việc học luôn gắn liền vơi kết quả dù là thực hành hay lý thuyết, sau quá trình học học sinh được trả bài thông qua kết quả sản phẩm Steam.

Giáo viên dựa vào những tiêu chí để đánh giá kết quả của học sinh.

Tham gia vào các nhóm trong quá trình dạy và đánh giá

Sự tương tác ở đây là rất cần thiết, giáo viên cần tham gia cùng học sinh trong quá trình học để vừa quan sát ,vừa trợ giúp và vừa đánh giá học sinh ngay trong lúc học.

Viết bình luận của bạn: