10 LƯU Ý KHI XÂY DỰNG GIÁO ÁN STEAM

20/08/2020
10 LƯU Ý KHI XÂY DỰNG GIÁO ÁN STEAM

Phương pháp giáo dục STEAM đặt trải nghiệm của học sinh lên hàng đầu, chính vì vậy việc soạn giáo án để xây dựng một buổi học STEAM đạt chất lượng rất quan trọng. Bài viết này sẽ đưa đến cho những giáo viên đã và đang giảng dạy bộ môn STEAM 10 lưu ý khi xây dựng giáo án STEAM.

10 lưu ý khi xây dựng giáo án STEAM

1. Xây dựng giáo án STEAM với mục tiêu học tập cụ thể

Trước khi xây dựng giáo án STEAM, giáo viên nên có mục tiêu học tập rõ ràng. Những mục tiêu của bài học cho từng cấp cho phù hợp: giáo án stem cho trẻ mầm non, giáo án stem tiểu học ... và cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: rõ ràng, chi tiết, giới hạn thời gian. Đây chính là những tiêu chí quan trọng, làm cơ sở để giáo viên có thể đánh giá được độ phù hợp của đề bài đối với trình độ hiểu biết của học sinh mỗi khi xây dựng giáo án STEAM.

2. Tổng quát bài học

Trước khi bước vào bài học, giáo viên luôn cần phải tổng quát lại bài học, có thể là dưới dạng sơ đồ hoặc dưới dạng phác thảo để tìm ra những điểm nổi bật trong bài giáo án STEAM có thể cuốn hút học sinh, những ND cung cấp kiến thức tổng hợp cho học sinh, những câu hỏi khiến học sinh phải đào sâu suy nghĩ.

3. Lập kế hoạch quản lý thời gian

Khi xây dựng giáo án STEAM, giáo viên cần chú ý đến việc lập kế hoạch quản lý thời gian bài dạy. Điều này giúp việc triển khai buổi học STEAM được hiệu quả: kiến thức cô đọng, thực hành đúng và đủ giúp học sinh hiểu bài và nhớ kiến thức.

4. Hiểu học sinh

Giáo viên cần là người hiểu rõ nhất học sinh của mình, hiểu rõ trình độ nhận thức của các em ở mức nào, tư duy sáng tạo bị giới hạn ở đâu, hình thức học tập đem lại hứng khởi cho học sinh là gì,...Khi hiểu được những điều này, việc xây dựng giáo án STEAM phù hợp với học sinh trở nên dễ dàng.

5. Đa dạng hóa giáo án STEAM

STEAM là đổi mới. Chính vì vậy, nếu cứ xây dựng giáo án STEAM theo một khuôn khổ và áp dụng mãi sẽ gây nhàm chán và việc dạy học lại trở về với lối mòn cũ.

6. Tương tác đa chiều

STEAM là học tập chủ động, mà đã học tập chủ động thì phải có sự tương tác qua lại giữa người dạy và người học. Tương tác ở đây có thể là hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm….

7. Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy

Đây là một khâu thiết yếu khi xây dựng giáo án STEAM. Chuẩn bị trước kế hoạch giảng dạy giống như việc bạn lên trước kế hoạch cho một chuyến đi chơi. Điều đó sẽ giúp giáo viên tự tin và chủ động hơn trong công tác dạy học.

8. Kết thúc bài học một cách rõ ràng

Một giáo án STEAM kết thúc rõ ràng là khi học sinh đã hiểu rõ ràng về kiến thức của bài học đó. Cuối mỗi buổi học, giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh có thể trao đổi, test độ nắm kiến thức lẫn nhau.

9. Thực hành

Một điều không thể thiếu khi xây dựng giáo án STEAM đó là phần thực hành và chế tạo sản phẩm. Đây là phần khiến học sinh mong chờ và hào hứng nhất. Phương pháp STEM hiệu quả nhất chính là phải đi đôi với thực hành. Bởi có như vậy thì trẻ mới nắm kiến thức và có thể áp dụng vào thực tiễn.

10. Có kế hoạch dự bị

Luôn luôn phải có kế hoạch dự phòng khi xây dựng giáo án STEAM, phòng trường hợp buổi học không diễn ra theo dự kiến thì giáo viên sẽ không rơi vào trạng thái bị động, khiến buổi học mất kiểm soát. Đồng thời, giáo viên không nên xây dựng một giáo án STEAM cứng nhắc ở từng khâu. Thay vào đó hãy xây dựng một giáo án STEAM linh hoạt để có thể biến tấu phù hợp với thực trạng buổi học.

Viết bình luận của bạn: