Các chủ đề stem được vận dụng như thế nào trong giảng dạy

22/09/2020
Các chủ đề stem được vận dụng như thế nào trong giảng dạy

Stem là chương trình giáo dục hiện đại có sự kết hợp giữa thực hành và lý thuyết nhằm rèn luyện nhiều kỹ năng cho người học. Vậy các chủ đề stem được vận dụng như thế nào trong giảng dạy là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề stem để mọi người nắm rõ.

1. Dạy học chủ đề stem

Các chủ đề stem sẽ được tổ chức giảng dạy bằng cách lồng ghép trong một tiết dạy hay bài học chính khóa. Hoặc có thể đưa vào một cách khéo léo trong tiết dạy hay bài học ngoại khóa.

Những chủ đề stem được hình thành, xây dựng dựa theo chương trình cũng như kế hoạch giáo dục của nhà trường.

các chủ đề stem

Dạy học chủ đề stem gắn liền giữa lý thuyết và thực hành

Dạy học chủ đề stem có thể được thiết kế mới hoặc kết hợp với một số bộ môn trong nhà trường nhưng thuộc về lĩnh vực stem.

Các chủ đề stem sẽ được tổ chức học lý thuyết với thực hành bằng những công cụ đơn giản, gọn nhẹ. Hoặc cũng cố thể tổ chức trong phạm vi của nhóm hoặc lớp thành những cuộc thi theo những chủ đề giáo dục stem khác nhau.

2. Chủ đề stem hóa học

Hiện nay, các chủ đề stem được lên kế hoạch cụ thể và chi tiết trong từng bộ môn, nhằm giúp các học sinh hiểu rõ vấn đề. Đồng thời, biết ứng dụng vào trong cuộc sống, thực tiễn một cách khoa học. Trong đó, chủ đề stem hóa học có nhiều tính ứng dụng nên được nhiều trường lên kế hoạch tổ chức giảng dạy.

Tùy từng bài học, chương trình stem ở mỗi trường mà các chủ đề stem hóa học có sự khác nhau.

Chẳng hạn: Tiết học với chủ đề “Nhôm - Vai trò và hiểm họa” của trường THCS Hồ Văn Long. Theo đó, cô giáo đã chia lớp thành 4 nhóm và định hướng để các em đề xuất, làm thí nghiệm nhằm giải đáp các câu hỏi:

  • Lý giải nguyên nhân vì sao nhôm được ứng dụng trong công nghiệp và đời sống một cách rộng rãi.
  • Nếu thường xuyên tiếp xúc với nhôm có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe của con người và sự phát triển của sinh vật hay không.

Thông qua tiết học, các em đã hiểu được tầm quan trọng của nhôm và biết sử dụng các vỏ lon bia bằng nhôm hay các khuôn nhôm cắt thạch rau câu để chế tác dụng cụ hỗ trợ phát sóng wifi.

Đồng thời, hiểu rõ sự ra đời của nguyên tố nhôm có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay. Bên cạnh đó, cũng nhận thấy sự tác hại của nhôm đối với con người và sinh vật.

các chủ đề stem

Một góc hình ảnh của chủ đề stem hóa học “Nhôm - Vai trò và hiểm họa”

Tiết học thật sự hữu ích khi giúp học sinh cảm nhận môn hóa học không phải là khô khan, chỉ có phương trình hóa học. Thay vào đó, các em biết ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong cuộc sống để lý giải các hiện tượng trong cuộc sống.

3. Chủ đề stem môn toán

Cũng giống như môn hóa, các chủ đề stem môn toán cũng được ứng dụng dựa trên mỗi chương trình, kế hoạch của nhà trường. Về thực tế, những chủ đề dạy học stem này đều gắn liền với toán học cũng như vận dụng liên ngành của nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, khoa học, công nghệ, kỹ thuật… để khám phá, tìm hiểu vấn đề. Từ đó, giúp các em định hướng để thiết kế ý tưởng, xây dựng lên các mô hình, vật dụng hữu ích cho cuộc sống.

Các chủ đề stem môn toán sẽ giúp học sinh rèn luyện tư duy logic, khả năng sáng tạo, quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận và tính ứng dụng.

Chẳng hạn, tại một tiết học stem của trường THCS Bắc Lệnh, Lào Cai, diễn ra tại lớp 7C, tổ Toán – Lý – Tin đã đưa ra chủ đề làm hộp bút. Thông qua tiết học này, các em học sinh biết kết hợp kiến thức của môn Toán, Công nghệ, Mỹ Thuật và tái chế hộp bút từ những sản phẩm đơn giản. Hộp bút tạo thành có tính ứng dụng cao.

Như vậy, chỉ một tiết học stem, học sinh đã biết vận dụng kiến thức liên môn để ứng dụng vào thực tiễn, mang đến những sản phẩm hữu ích cho chính các em và cuộc sống.

4. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem cho học sinh thcs và thpt

Hiện nay, các chủ đề stem được tổ chức giảng dạy ở mọi cấp. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở trường thcs và thpt. Để thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề stem cho học sinh thcs và thpt, giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng, thời gian, hình thức tổ chức Stem để có định hướng xây dựng chủ đề, nội dung giảng dạy phù hợp.

Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào nội dung chủ đề bài học như: dự án, tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, một câu chuyện, hoạt động trải nghiệm khoa học…

các chủ đề stem

Thiết kế chủ đề giảng dạy stem luôn gắn liền thực tiễn

Bước 3: Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng để học sinh hình thành ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề.

Bước 4: Xác định mục tiêu về chủ đề stem cần đạt được ở học sinh sau mỗi tiết học.

Bước 5: Thực hiện chủ đề stem bằng cách chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật, trang thiết bị hỗ trợ…

Bước 6: Xác định quy trình cần thực hiện để ứng dụng stem vào thực tiễn và giải quyết vấn đề.

Bước 7: Tiến hành tổng kết, báo cáo kết quả và nêu ra những kiến nghị, đề xuất mới.

Các chủ đề stem được vận dụng như thế nào trong giảng dạy cũng như quy trình thiết kế, tổ chức dạy steam cơ bản đã được bật mí trên đây. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho những ai đang thắc mắc về stem.

Viết bình luận của bạn: