-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
5 TIÊU CHÍ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEAM
29/07/2020
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM là giai đoạn rất quan trọng, bởi bài học STEAM được thiết kế và triển khai phải được gắn liền với thực tế để giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức được học và thực tế đời sống.
1. Những hoạt động thực tế cần thực hiện khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM
1.1. Tìm hiểu vấn đề thực tiễn
Ở mỗi bài học STEAM, học sinh được đưa cho 1 đề bài gắn liền với thực tiễn và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Để giải được bài toán này, việc thiết kế và tổ chức dạy học STEM cần đảm bảo được yếu tố dẫn dắt học sinh.
Giúp các em biết cách thu thập thông tin, phân tích vấn đề và tìm ra các kiến thức liên quan để áp dụng giải quyết vấn đề hoặc dựa trên nền tảng kiến thức đã học để xây dựng một phương pháp - kỹ thuật mới.
1.2. Nghiên cứu kiến thức đã có sẵn
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM
Từ những câu hỏi, gợi ý liên quan đến đề bài cho sẵn, học sinh phải nghiên cứu các kiến thức đã có sẵn, biết cách kết hợp chúng lại với nhau qua các bài học STEAM đã được học để tìm ra phương án giải quyết vấn đề.
Giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM đóng vai trò người định hướng, hướng dẫn, giải đáp những khúc mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình học.
1.3. Giải quyết vấn đề
Hoạt động khoa học: kết quả nghiên cứu là những ý tưởng mang tính lý thuyết được rút ra từ các số liệu thu được trong thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
Hoạt động kỹ thuật: kết quả nghiên cứu là những sản phẩm mang tính ứng dụng minh chứng cho giải pháp mới đã được thử nghiệm thành công.
2. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM dựa trên 5 tiêu chí
2.1. Chủ đề bài học STEAM gắn với thực tế
Như đã nói ở đầu bài, những chủ đề bài học STEAM phải gắn với thực tiễn để giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức được học và thực tế đời sống.
2.2. Cấu trúc bài học STEAM phải theo quy trình
Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học STEAM đầy đủ gồm:
- Xác định vấn đề cần giải quyết
- Nghiên cứu kiến thức đã có sẵn
- Liệt kê các giải pháp
- Lựa chọn giải pháp
- Xây dựng mô hình dạy học stem
- Thử nghiệm mô hình
- Thảo luận, đánh giá mô hình
- Điều chỉnh giải pháp đã lựa chọn
2.3. Học sinh được thỏa sức khám phá, tìm hiểu và sáng tạo
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEAM
Khi tham gia hoạt động STEAM, học sinh cần được thỏa sức quan sát, tìm hiểu, thử nghiệm, đánh giá để rèn luyện các kỹ năng: quan sát, dự đoán, thử nghiệm, phân tích số liệu, thảo luận, tranh luận….Khi thiết kế và tổ chức dạy học STEAM, giáo viên nên lưu ý đến yếu tố này bởi chính điều này kích thích học sinh chủ động học và tiếp thu kiến thức rất tốt.
2.4. Phương thức tổ chức bài học STEAM thu hút học sinh tham gia hoạt động nhóm
Thu hút học sinh tham gia hoạt động nhóm là điều không hề dễ dàng. Phương pháp giáo dục truyền thống quá lâu khiến học sinh có xu hướng học thụ động, đôi khi là giấu dốt, không dám hoặc không chủ động tìm hiểu củng cố kiến thức từ thầy cô và bạn bè.
Hướng đến hoạt động nhóm khi thiết kế và tổ chức dạy học STEAM cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý.
2.5. Nội dung bài học STEAM phải áp dụng kiến thức mà học sinh đã và đang được học
Bài học STEAM là bài học tích hợp. Vì vậy, việc áp dụng các kiến thức của cả 5 bộ môn vào trong 1 bài dạy cực kỳ quan trọng.
1 điều quan trọng nữa là các kiến thức đó phải là những kiến thức học sinh đã và đang được học, nếu không sẽ dẫn đến việc học sinh khó khăn trong giải quyết vấn đề.
Các tin khác
- Giáo án STEAM làm bao lì xì: Tăng tư duy sáng tạo cho bé 11/11/2024
- Cách ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao 10/11/2024
- Hướng dẫn cách áp dụng giáo dục STEAM mầm non vào trường học 10/11/2024
- Giáo án STEAM 3 4 tuổi giúp bé phát triển toàn diện 08/11/2024
- Giáo án STEAM 5 6 tuổi: Phát triển tư duy, sáng tạo 07/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi khám phá: Nhận thức thế giới xung quanh 06/11/2024
- Giáo án STEAM 5 6 tuổi chủ đề động vật: Khám phá thế giới xung quanh 05/11/2024