Những tiêu chí đánh giá chủ đề dạy học steam cơ bản nhất

16/09/2020
Những tiêu chí đánh giá chủ đề dạy học steam cơ bản nhất

Chủ đề dạy học steam cần có sự gắn liền giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp học sinh rèn luyện tư duy, sáng tạo cũng như nhiều kỹ năng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo chủ đề của chương trình giáo dục steam đạt chuẩn phải đáp ứng những tiêu chí dưới đây.

Tiêu chí 1: Chủ đề dạy học steam gắn với các vấn đề thực tiễn

Những bài học, chủ đề giáo dục steam sẽ gắn liền với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, xã hội. Vì thế, học sinh cần áp dụng kiến thức đã học để đưa ra phương án xử lý, giải quyết sao cho hiệu quả.

Tiêu chí 2: Bài học steam thiết kế theo quy trình kỹ thuật

Đây là quy trình dạy học steam giúp học sinh rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Trong quy trình này, học sinh sẽ là người tiếp cận, tìm hiểu vấn đề và tiến hành thử nghiệm những ý tưởng dựa trên kiến thức, nghiên cứu của bản thân. Từ đó, đưa ra những cách tiếp cận khác nhau để chế tạo mô hình nguyên mẫu. Cuối cùng là hoàn thiện.

chủ đề dạy học steam

Bài học steam thiết kế theo quy trình kỹ thuật

Tiêu chí 3: Chủ đề dạy học steam lấy học sinh làm trung tâm

Những bài học, chủ đề dạy học stem sẽ lấy học sinh làm trung tâm. Theo đó, học sinh sẽ tiến hành trao đổi thông tin với nhau để lên ý tưởng, tái thiết kế mô hình mà mình cần theo dạng nguyên mẫu.

Trải qua quá trình thảo luận, làm việc nhóm, trao đổi ý tưởng sẽ giúp học sinh tự biết điều chỉnh, sắp xếp ý tưởng của bản thân. Từ đó, biết thiết kế và sắp xếp mô hình theo những gì mà bản thân đã khám phá, tìm tòi được.

Tiêu chí 4: Hướng các học sinh đến những hoạt động nhóm kiến tạo

Những giáo viên dạy steam trong cùng trường học sẽ hội thảo, họp bàn để đưa ra thống nhất chung về việc sử dụng cùng ngôn ngữ, tiến trình giảng dạy. Từ đó, tạo sự đồng nhất trong quá trình lên chủ đề dạy học steam cũng như những kết quả mong muốn học sinh đạt được.

Những hoạt động steam không chỉ gói gọn trong phạm vi lớp học mà còn có thể là sự giao lưu, thi đua giữa các lớp, các khối hay các trường. Điều này, sẽ giúp các hoạt động của bài học steam trở nên ý nghĩa và phát triển tốt khả năng hợp tác cũng như năng lực giao tiếp của học sinh.

Tiêu chí 5: Áp dụng nội dung của khoa học, toán học để xây dựng nội dung steam

Chủ đề dạy học steam cần có sự gắn kết các nội dung chương trình của toán, khoa học, công nghệ một cách linh hoạt, khéo léo. Để làm được điều này, đòi hỏi những giáo viên của các bộ môn này phải họp bàn cùng những giáo viên dạy steam.

Từ đó, thống nhất để đưa những mục tiêu khoa học vào trong những bài học một cách tinh tế, khéo léo mà không quá khô khan, nhàm chán.

chủ đề dạy học steam

Những giáo viên hội thảo tìm ra cách thống nhất giảng dạy steam

Với cách tiếp cận này, học sinh sẽ nhận thấy rằng giữa các bộ môn toán học, khoa học, công nghệ không hề tách rời. Thay vào đó, chúng luôn có sự liên kết và bổ trợ cho nhau để đưa ra hướng giải quyết vấn đề đúng đắn, hiệu quả.

Tiêu chí 6: Bài học steam sẽ có nhiều đáp án đúng

Chủ đề dạy học steam trong mỗi bài học có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau. Tuy nhiên, mức độ khả thi của mỗi phương án khi giải quyết vấn đề sẽ khác nhau. Từ đó, sẽ lựa chọn được phương án tối ưu.

Đây là tiêu chí quan trọng, giúp học sinh có rèn luyện tốt khả năng tư duy, sáng tạo. Từ đó, thể hiện tốt năng lực giải quyết vấn đề ở từng người học.

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để đánh giá chủ đề dạy học steam có đạt chuẩn hay không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bất cứ ai đang có thắc mắc về chương trình giáo dục steam.

Viết bình luận của bạn: