ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC STEAM TẠI VIỆT NAM

09/06/2020
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC STEAM TẠI VIỆT NAM

Giáo dục STEAM những năm gần đây được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là mô hình giáo dục xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Vậy giáo dục STEAM là gìgiáo dục STEAM tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng Makeblock tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giáo dục STEAM tại Việt Nam là gì?

Giáo dục STEAM tại Việt Nam là chương trình giáo dục tích hợp, kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được triển khai giảng dạy ở các bậc học tại Việt Nam. Chương trình này đem cho người học những kiến thức về khoa học, tiếp cận kỹ năng toán học để phát triển khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác và áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Giáo dục STEAM tại Việt Nam là bước chuyển đổi ngoạn mục trong nền cách mạng giáo dục khi chuyển đổi từ mô hình học tập cũ thụ động, chỉ tập trung vào lý thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực hành và tính thực tiễn.

2. Sự khác nhau giữa mô hình truyền thống và mô hình giáo dục STEAM tại Việt Nam

Giáo dục STEAM những năm gần đây được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Mô hình giáo dục steam xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước.

Nếu như ở mô hình học truyền thống, học sinh chủ yếu học lý thuyết qua sách vở, làm bài tập thì mô hình giáo dục STEAM hướng người học tới phương pháp học chủ động qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tiễn.

Vậy có những sự thay đổi gì giữa mô hình truyền thống và mô hình giáo dục STEAM tại Việt Nam ?

 

Giáo dục STEAM tại Việt Nam

Giáo dục STEAM tại Việt Nam

Lý thuyết và thực tiễn

Hệ thống giáo dục truyền thống chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, khiến người học ngấm sâu kiến thức qua sách vở, bài tập. Người học có thể dễ dàng giải một phương trình bậc 2, bậc 3 phức tạp nhưng không biết cách ứng dụng vào thực tiễn như xây dựng, tính toán lợi nhuận kinh doanh….Giáo dục STEAM hướng đến việc trao cho học sinh những kiến thức để có thể áp dụng dễ dàng vào thực tiễn thông qua các chủ đề tích hợp.

Làm lại và sáng tạo

Giáo dục truyền thống đi theo các nguyên tắc cứng nhắc với các định nghĩa rõ ràng, chỉ có đúng hoặc sai. Việc áp dụng lý thuyết cứng nhắc như vậy khiến người học rất khó vượt qua chính mình. Trong khi giáo dục truyền thống tập trung vào các mô hình lý thuyết, các giả thuyết chính xác thì trụ cột quan trọng nhất của giáo dục STEAM là thúc đẩy sáng tạo. Mô hình giáo dục STEAM tại Việt Nam muốn tạo ra một “không gian” cho sự sáng tạo thay vì nhắc lại những gì đang có.

Học và làm

Việc học đều quan trọng với cả 2 mô hình học. Tuy nhiên, giáo dục truyền thống và giáo dục STEAM lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học đơn lẻ và đánh giá thông qua kiểm tra.

Ngược lại, giáo dục STEAM tạo nên sự kích thích, tò mò đối với học sinh và nuôi dưỡng sự kích thích tò mò đó để giúp học sinh tự giải quyết vấn đề gặp phải. Giáo dục STEAM tập trung vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá giúp học sinh hiểu về nó, hơn là tập trung vào lý thuyết.

Giáo dục truyền thống chỉ nói với học sinh về hiện tượng khoa học đã xảy ra thế nào trong khi giáo dục STEAM tập trung vào việc giúp học sinh đặt câu hỏi cần thiết, tìm hiểu quá trình và tìm ra hiện tượng.

 

Giáo dục STEAM tại Việt Nam

Giáo dục STEAM tại Việt Nam

Giảng giải và tương tác

Giáo dục truyền thống được xây dựng dựa trên hệ thống bài giảng với thời gian chính xác để giúp học sinh vượt qua các kì thi. Giáo viên đóng vai là người giảng giải với một bài học, chủ đề nào đó trong lớp học.

Đối với giáo dục STEAM tại Việt Nam , học sinh bắt đầu quá trình học tại bất cứ đâu, khi nào vì bài học không chỉ dựa trên lớp học, sách vở, bài giảng mà chương trình STEAM tập trung vào các tương tác của học sinh với người hướng dẫn.

Thi cử và trải nghiệm

Giáo dục truyền thống dựa trên hệ thống sách vở, bài giảng, giấy tờ và hướng đến các bài kiểm tra với mục tiêu học sinh biết về khái niệm một các lý thuyết và học thuộc nó không cần biết người học có hiểu và ứng dụng được khái niệm đó không.

Dạy học theo định hướng giáo dục STEAM hoàn toàn tập trung vào việc hiểu khái niệm và ứng dụng của nó trong đời sống thực thông qua các thí nghiệm và trải nghiệm. STEAM tập trung vào việc làm cho người học hiểu về cơ chế hoạt động của sự vật, hiện tượng từ đó có thể hiểu về ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

Viết bình luận của bạn: