CẤU TRÚC BÀI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

22/05/2020
CẤU TRÚC BÀI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngành giáo dục đã có nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng chủ động kích thích sự sáng tạo và phát triển năng lực ở mỗi học sinh.

Trong đó, có phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Sở GDĐT cũng hướng dẫn các đơn vị một số nội dung định hướng trong thực hiện các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM như sau:

1. Mục tiêu của giáo dục STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của 4 bộ môn: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục hướng tới mục tiêu hình thành, rèn luyện năng lực cho học sinh thông qua những bài học lý thuyết và thực hành có gắn với thực tiễn.

Trong quá trình học, các kiến thức của 4 bộ môn chính nêu trên được lồng ghép với nhau giúp học sinh thành thạo việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Những chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trau dồi cho học sinh 6 kỹ năng chính sau:

Kỹ năng quan sát:

  • Quan sát và so sánh các sự vật, sự việc
  • Tìm kiếm và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau

Kỹ năng lập kế hoạch:

  • Học sinh biết cách đặt những câu hỏi logic với lập luận chặt chẽ và khoa học trong các bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM
  • Học sinh có thể xác định được những giả thuyết, những sai số và biến cố có thể xảy ra
  • Biết tự lập kế hoạch cùng các công cụ để lập kế hoạch một cách chi tiết

Kỹ năng thực hành:

  • Áp dụng các kiến thức đã học trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng các thiết bị, công cụ phù hợp để hiện thực hóa quy trình
  • Thực hành theo quy trình an toàn đã qua kiểm định tại phòng học, phòng thí nghiệm….

Kỹ năng phân tích:

  • Sử dụng các kiến thức đo đạc, tính toán để đưa ra kết quả chính xác
  • Trình bày số liệu theo biểu đồ, đồ thị một cách khoa học
  • Sử dụng các phương trình và công thức để giải quyết đề bài.

Kỹ năng đánh giá:

  • Phân tích, đánh giá và cải thiện lỗi trong quy trình thực hiện các bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM
  • Phân tích và đánh giá phương pháp thực hành đã đề ra
  • Biết đo tính rủi ro một cách khoa học và an toàn

Kỹ năng giao tiếp:

  • Biết cách chọn lọc và sắp xếp thông tin từ mọi nguồn thu thập được
  • Đề xuất và trình bày giải pháp để giải quyết câu hỏi
  • Có thể lập luận, lý giải và thuyết phục cách thức giải quyết vấn đề mà bản thân đưa ra
  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả với những thành viên khác trong đội nhóm.

2. Cấu trúc bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM

2.1. Nội dung

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Khi xây dựng bài dạy học theo định hướng giáo dục STEM nên sử dụng nội dung hẹp, thiết bị dạy học stem đơn giản để có thể dễ dàng minh họa cho kiến thức.

Chủ đề nên lựa chọn dạng một dự án trong thực tiễn cuộc sống, thiết bị và kiến thức không phức tạp, thời gian thực hiện không dài. Quan trọng nhất, các chủ đề giáo dục STEM đều phải xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện đề tài, chủ đề.

2.2. Yêu cầu khi triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM

- Phần hướng dẫn cho giáo viên: về các nguyên vật liệu, công cụ thực hiện, các tư liệu để GV dẫn đề tài; các thông tin lịch sử và đời sống dẫn đến nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, chủ đề; các nội dung cần nghiên cứu, giải quyết; các phương án, kịch bản, giáo án STEM đề xuất để GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện đề tài, chủ đề.

- Phần hướng dẫn cho học sinh: Phiếu học tập (gợi ý, hướng dẫn các công việc HS cần thực hiện, các nội dung học sinh cần báo cáo, trả lời, luyện tập khi thực hiện đề tài, chủ đề); các vấn đề gợi ý để học sinh có thể luyện tập, tìm hiểu mở rộng, nâng cao hoặc nghiên cứu chuyên sâu hơn sau khi đã thực hiện đề tài, chủ đề trong phạm vi thời gian, nội dung quy định.

Viết bình luận của bạn: