STEAM LÀ GÌ? KHÁI NIỆM GIÁO DỤC STEAM

07/07/2020
STEAM LÀ GÌ? KHÁI NIỆM GIÁO DỤC STEAM

STEAM đang trở thành một trong những từ khóa ngành giáo dục được tìm kiếm nhiều nhất. Không phải ai cũng biết STEAM là gì và vì sao STEAM lại trở nên hot như vậy. Hãy cùng Makeblock tìm hiểu khái niệm giáo dục STEAM trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm giáo dục STEAM

Khái niệm giáo dục STEAM: STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học.

Khái niệm giáo dục STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục học và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. STEAM là bước chuyển đổi ngoạn mục trong nền cách mạng giáo dục khi chuyển đổi từ mô hình học tập cũ thụ động, chỉ tập trung vào lý thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực hành và tính thực tiễn.

Một phần quan trọng khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM là học sinh không chỉ được dạy kiến thức của mỗi một môn học mà còn được dạy cách học sao cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi và phản biện hoặc tranh luận, học cách tự thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết khoa học của mình và được khuyến khích để sáng tạo ra cái mới.

2. Những giá trị khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM trong học tập

Khái niệm giáo dục STEAM

Khái niệm giáo dục STEAM

Những giá trị mà giáo dục STEAM mang lại cho người học:

  • Hình thành và phát triển các kỹ năng mềm: tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. Tạo cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEAM nói chung
  • Hình thành môi trường học tập tích cực, thân thiện tư duy sáng tạo, năng động và trách nhiệm với phương pháp ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM. Phát triển kỹ năng khoa học và kỹ thuật bao gồm: đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, tìm hiểu, phân tích và giải quyết dữ liệu, lập luận dựa trên các thông tin đã biết; thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin. Với nền tảng là thông qua sư thiết kế, sáng tạo và lắp ráp các mẫu robot
  • Thúc đẩy người học khám phá và tìm hiểu khoa học, kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình thông qua phần mềm lập trình đơn giản và trực quan. Và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật thông qua phần mềm kỹ thuật đi kèm với phương pháp ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM.
  • Trẻ được tham dự và trải nghiệm tại các sân chơi thi đấu lớn như Robothon và WRO.
  • Tạo sự cạnh tranh và cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEAM nói chung thông qua các cuộc thi Robothon và WRO cấp quốc tế.

3. Những lợi ích khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM vào dạy học

Khái niệm giáo dục STEAM

Khái niệm giáo dục STEAM

3 lợi ích to lớn khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM vào dạy học:

  • Thứ nhất: Như khái niệm giáo dục STEAM đã nói, STEAM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn thông qua thực hành, ứng dụng thay vì dạy 5 môn rời rạc. Học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Phá bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn
  • Thứ hai: Giáo dục STEAM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Mỗi bài học trong chương trình ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM, học sinh được đưa ra 1 câu hỏi chủ đề và phải tự tìm cách giải quyết thông qua kiến thức thực tiễn và sử dụng các mô hình để trực tiếp giải quyết vấn đề
  • Thứ ba: Ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM đem đến phong cách học tập sáng tạo. Giống như cần câu được phát giống nhau, với mỗi cách câu cá khác nhau thì lượng cá được đem về sẽ khác nhau
  • Bắt đầu óc linh động để giải quyết vấn đề khi sự sáng tạo là thứ đang chết dần mòn trong thời đại công nghiệp
Viết bình luận của bạn: