-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
STEM VÀ STEAM – ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA 2 MÔ HÌNH GIÁO DỤC NÀY LÀ GÌ?
30/06/2020
STEM là gì? STEAM là gì? Sự khác biệt giữa STEM và STEAM là ở đâu? Chắc chắn đây là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ phụ huynh bởi 2 mô hình giáo dục này ngày càng nổi tiếng. Trong bài viết này, Makeblock sẽ giải đáp những khó khăn đó cho cha mẹ. Những người luôn mong muốn tìm cho con môi trường học tập thú vị và hiện đại thời điểm công nghiệp hóa ngày nay.
1. STEAM là gì? STEAM là gì?
STEM là viết tắt của những cụm từ sau: Khoa học (SCIENCE), Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (MATH). Giáo dục STEM liên kết 4 chủ đề trên với nhau để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Bời từ trước đến nay, các môn này đều là riêng lẻ. Từ khi mô hình giáo dục STEM xuất hiện thì trẻ có hướng nhìn khách quan hơn về cuộc sống.
STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học.
2. Sự khác biệt giữa STEM và STEAM là gì?
Về phần nhìn mặt chữ, nhận ra ngay điểm khác biệt STEM và STEAM là thêm chữ A. Ý nghĩa của chữ A là ART – Nghệ thuật. Tức là từ giáo dục theo STEM sang STEAM là bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật. Đây là sự kết hợp tư duy sáng tạo và nghệ thuật để ứng dụng vào cuộc sống. Nghệ thuật ở đây là sự khám phá những kiến thức ở lĩnh vực ca hát, vẽ tranh, tích hợp các nguyên tắc diễn đạt thông tin.
STEM và STEAM khác nhau như thế nào?
Nhiều ý kiến cho rằng việc thêm yếu tố nghệ thuật là không cần thiết. Nhưng đối với nhóm trẻ ở độ tuổi nhỏ thì việc thêm yếu tố nghệ thuật vào bài học là rất tuyệt. Điều này sẽ giúp kích thích khả năng tư duy, sáng tạo. Dù là STEM hay STEAM thì các nguyên tắc cơ bản và thực hành đều giống nhau. Đó là kết hợp của 4 chủ đề chủ chốt để ứng dụng vào cuộc sống thực tế.
3. Ứng dụng của phương pháp STEAM vào trong học tập
Có thể hiểu đơn giản giáo dục STEAM phản ánh cuộc sống thực tế. Chính vì vậy, khuyến khích trẻ không cần ghi nhớ những kiến thức khô khan, rời rạc. Khơi gợi cho trẻ đam mê học tập, tự ghi nhớ kiến thức thay vì học vẹt.
Để có những kỹ năng như trên thì trẻ cần phải được học bài bản và xây dựng bài học có hệ thống. Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, tích cực khám phá những sự vật xung quanh. Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu niềm đam mê của con để thúc đẩy cũng như giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó.
Bốn kỹ năng chính của STEAM là sáng tạo – tư duy – cộng tác – giao tiếp. Có tình yêu đối với học tập là mục đích lớn nhất mà giáo dục STEAM muốn đem đến cho trẻ.
Từ cấp bậc mầm non, phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp cho trẻ có kỹ năng tư duy logic và cách giải quyết vấn đề khéo léo. Đấy chính là yếu tố cần có ở mỗi cá nhân, nhất là trong thế giới hội nhập ngày nay.
4. Những điểm mạnh của giáo dục STEAM
Thứ nhất: Giáo dục STEAM là phương thức giáo dục tích hợp các kiến thức liên môn thông qua thực hành. Từ đó, trẻ vừa được học kiến thức khoa học, vừa được học cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Mục đích của giáo dục STEAM là tạo ra những người có năng lực trong thời đại ngày nay.
Thứ hai: Trong mỗi bài học theo chủ đề STEAM, trẻ được yêu cầu giải quyết các tình huống liên quan. Để giải đáp thì trẻ phải tìm tòi, nghiên cứu qua sách, thiết bị công nghệ,… Điều này giúp trẻ chủ động với tri thức của bản thân và ghi nhớ bài học lâu hơn.
Thứ ba: Giáo dục STEAM đề cao phong cách học tập mới cho người học. Mục đích là giúp người học hiểu thực chất kiến thức mà bản thân đang phải giải quyết.
STEM và STEAM khác nhau như thế nào?
Thứ tư: Học tập theo phương pháp “Học thông qua hành”, “vừa học vừa chơi”. Những dự án học tập của giáo dục STEAM là thông qua trò chơi thì trẻ rút ra được những kiến thức liên quan. Đồng thời, trẻ thấy việc học là đam mê, yêu thích chứ không phải ép buộc nữa.
Cho dù là STEM hay STEAM thì nguyên tắc cơ bản và thực hành của 2 phương pháp giáo dục này đều giống nhau. Nếu kết hợp cả hai thì thật hoàn hảo, bởi chúng kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và nghệ thuật. Là những kỹ năng mà bất kì ai trong thời đại công nghệ này đều rất cần. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non, độ tuổi tiếp thu nhanh và hội nhập với những mới mẻ.
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024