STEM LÀ GÌ?

31/07/2020
STEM LÀ GÌ?

Những năm gần đây, khi nhắc đến giáo dục, “STEM” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Vậy STEM là gì? STEM có liên quan đến giáo dục như thế nào?

1. STEM là gì?

STEM là thuật ngữ viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). STEM là tên của một phương pháp giáo dục mới, phương pháp giáo dục tích hợp liên môn.

Một bài học STEAM được xây dựng trên nền tảng 4 môn: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. STEM đề cao tính thực thi của kiến thức, thiên về thực hành vận dụng hơn là chỉ học lý thuyết của từng môn riêng lẻ như phương pháp giáo dục truyền thống. Bạn đã hình dung được STEM là gì rồi chứ?

2. Mục đích của giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM không hướng đến mục đích đào tạo ra những thiên tài, những nhà khoa học lỗi lạc hay những kỹ sư. STEM hướng đến mục đích trang bị cho người học những kiến thức thực tiễn có thể áp dụng dễ dàng vào thực tế đời sống. Nếu như với phương pháp học truyền thống, người học phải học tách lẻ từng môn học với khối lượng kiến thức lớn thì với STEM là gì? Với STEM, các kiến thức của 4 môn học được tổng hợp lại một cách nhuần nhuyễn và có tính liên kết, rút ngắn thời gian cũng như khối lượng lý thuyết cho học sinh.

STEM là gì?
STEM là gì?

Các mô hình giáo dục STEM được tạo ra để giải quyết bài toán về nhân lực trong thời đại công nghệ số. Với đặc tính thay đổi từng giờ, đòi hỏi nguồn nhân lực ở thời đại này cần nhạy bén, có nhiều kỹ năng mềm và có khả năng ứng biến linh hoạt.

Ý nghĩa đối với nền kinh tế của STEM là gì? STEM đào tạo ra đội ngũ nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của thời đại công nghệ 4.0. Chính nguồn nhân lực này sẽ góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế cũng như chất lượng đời sống xã hội của đất nước.

3. 5 Đặc điểm chính của giáo dục STEM

Trong các diễn đàn học thuật nghiên cứu về chủ đê giáo dục STEM các học giả vẫn đang tiếp tục tranh luận về các khía cạnh triển khai của mô hình giáo dục mới STEM này. Chẳng hạn: Làm như thế nào là cách tiếp cận liên ngành trong một chương trình học hiện nay? Dạy về công nghệ như thế nào tốt nhất? Để làm rõ về vấn đề này, tổ chức và các nhà nghiên cứu giáo dục khoa học Mỹ có tên gọi là National Association for Research in Science Teaching - NARST vào năm 2012 đã đưa ra các thuật ngữ về giáo dục mới đó là STEM chi tiết hơn để giúp tránh nhầm lẫn với các khái niệm các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, đó là " STEM Integration" (tích hợp STEM), hay là "Integrated STEM education" (giáo dục STEM tích hợp) hoặc là "STEM- focused curriculum" (chương trình học tập chung về STEM).

Tổng hợp các nghiên cứu và các báo cáo gần đây để nêu ra 5 đặc điểm chính của giáo dục STEM và để phân biệt với các chương trình giáo dục khác đó là:

1. Tập chung vào sự tích hợp

2. Liên hệ với cuộc sống thực tế

3. Hướng đến phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21

4. Thách thức học sinh vượt lên bản thân mình

5. Có tính hệ thống và kết nối đa dạng giữa các bài học.

4. Thế mạnh của giáo dục STEM là gì?

Mỗi phương pháp giáo dục đều có những thế mạnh riêng, vậy thế mạnh của STEM là gì?

Thế mạnh thứ nhất của STEM là gì? Giáo dục STEM là giáo dục tích hợp liên môn, học tập chủ yếu qua thực hành, vận dụng. Thay vì phải học với khối lượng kiến thức của 4 môn học tách lẻ thì với STEM, học sinh sẽ được rút ngắn khối lượng lý thuyết lại, tăng cơ hội ứng dụng, vận dụng.

Điều này rất quan trọng, kích thích sự hứng thú trong học tập, rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: khảo sát, tìm kiếm thông tin, vận dụng kiến thức, tư duy logic, làm việc nhóm,....

STEM là gì?

STEM là gì?

Thế mạnh thứ 2 của STEM là gì? Giáo dục STEM đề cao năng lực tự giải quyết vấn đề của người học, vậy nên những chủ đề bài học của STEM đều hướng đến mục đích chung: sau khi kết thúc bài học, học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong đời sống một cách dễ dàng.

Thế mạnh thứ 3 của STEM là gì? Giáo dục STEM đề cao tính chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn, giải đáp các câu hỏi, còn nắm vai trò chính trong buổi học chính là học sinh. Các em có thể tự do bàn luận, phân tích, đưa ra các giải pháp khác nhau đối với vấn đề được đưa ra ở đầu bài.

5.Những ngộ nhận thường gặp  trong giáo dục STEM

1. Giáo dục STEM là bạn học lập trình robotlắp ráp robot

2. Giáo dục STEM sẽ làm mất đi nền tảng giáo dục xã hội và tính nhân văn

3. Giáo dục STEM đòi hỏi đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất

4. Giáo dục STEM chỉ dạy được học sinh trung học và không dạy được trẻ mẫu giáo hay cấp tiểu học.

5. Giáo dục STEM chỉ phù hợp với học sinh nam và không phù hợp với học sinh nữ

6. Các chương trình giáo dục hiện nay sẽ bị hoán toàn xóa bỏ vì STEM

6.Giáo dục STEM - Học tập tích hợp và ứng dụng thực tế

STEM sẽ giúp trẻ biết cách áp dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chương trình giáo dục STEM giúp trẻ tư duy và giải quyết các vấn đề dựa trên sơ sở khoa học chặt chẽ và có tính ứng dụng thực tế rất cao. Giáo dục định hướng STEM có thể áp dụng đối với trẻ nhỏ đến học sinh cấp 3 nhưng sẽ khác nhau ở nhiều cấp độ khác nhau:

Stem tiểu học: Chương trình giáo dục theo định hướng STEM sẽ tập trung vào việc giúp trẻ làm quen và tạo hứng thú cho trẻ về các lĩnh vực STEM. Dựa trên các bài toán áp dụng thực tế có kết nối bốn lĩnh vực STEM để trẻ sẽ dần khám phá sự kỳ diệu của STEM trong cuộc sống và thấy thêm yêu thích và muốn tìm hiểu các lĩnh vực này.

Stem Trung học cơ sở: Ở giai đoạn này, các khóa học sẽ có chủ đề rõ ràng và nhiều thử thách hơn. Trẻ sẽ có nhận thức rõ hơn về ứng dụng các lĩnh vực STEM trong thực tế. Qua đó, trẻ sẽ có định hướng rõ rệt hơn về các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai qua những hiểu biết đa dạng về giáo dục STEM.

Stem Trung học phổ thông: Trẻ sẽ biết được sự liên hệ giữa các lĩnh vực trong giáo dục STEM một cách rõ ràng hơn và hoàn toàn trẻ có thể giải quyết được các bài toán về STEM thách thức hơn với những kiến thứcvà các kỹ năng đã có. Trẻ sẽ dần hình thành được định hướng nghề nghiệp cho mình trong tương lai.

7.Chuyên đề Stem có chất lượng cần có những yếu tố nào ?

Thứ nhất: Nội dung đi từ thực tế đến hiện thực cuộc sống

Từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ những vấn đề địa phương cho đến những vấn đề mang tính toàn cầu…Stem là môn gì? nhìn chung tìm hiểu về giáo dục Stem có nghĩa là tìm hiểu về những vấn đề thực tế đang diễn ra trong cuộc sống.

Thứ hai: Chương trình được xây dựng theo cấu trúc tiêu chuẩn

Tieu chuẩn ở đây được đo lường thông qua kết quả học tập của học sinh trên cơ sở tiếp thu những kiến thức khoa học và toán học tích hợp khéo léo với sự vận dụng các yếu tố kỹ thuật và công nghệ.

Thứ ba: kiến thức luôn đi kèm với phát triển kỹ năng

Trải nghiệm thực tế sẽ là tiền đề để học sinh được hoàn thiện các kỹ năng đồng thời phát huy những kiến thức đã được học.

Thứ tư: quá trình triển khai luôn chú trọng vào việc chủ động học tập

Mô hình chuyên đề giáo dục Stem luôn lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh sẽ được tạo điều kiện và luôn được khuyến khích trong suốt quá trình học. Học sinh được tạo những thử thách cơ hội và được phép thất bại để vượt lên chính mình.

8.Các hoạt động giáo dục Stem ở Việt Nam

Câu lạc bộ Stem 

Hiện nay ở nước ta đang duy trì hai loại hình câu lạc bộ Stem đó là hình thức câu lạc bộ xã hội hóa do các công ty công nghệ phối hợp với nhà trường tổ chức, câu lạc bộ này chủ yếu diễn ra tại trường học ở khu vực thành phố nơi phụ huynh sẵn sàng chi trẻ thêm cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ này chủ yểu là steam robotics và lập trình.

Một loại hình câu lạc bộ khác thành lập do giáo viên nhà trường và duy trì duới dạng câu lạc bộ ngoại khóa.

Các hoạt động giáo dục Stem khác

Các hoạt động giáo dục Stem tại Việt Nam hiện nay khá phong phú tuy nhiên vẫn tồn tại khoảng cách giữa Stem thành thị và Stem nông thôn do nguồn lực cho còn yếu. Một số hoạt động Stem ở Việt Nam hiện nay như cuộc thi robot của các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật…đều được hưởng ứng mạnh mẽ.

Viết bình luận của bạn: