-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao
10/11/2024
Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non là bước tiến mới góp phần nâng cao các kỹ năng cần thiết của trẻ ngay từ những năm học đầu đời. Vậy làm sao để quá trình ứng dụng STEAM thực sự hiệu quả trong trường lớp? Để làm rõ nội dung này, các bạn hãy theo dõi chia sẻ của MakeBlock VN dưới đây.
1. Giáo dục STEAM trong trường mầm non có đặc điểm gì?
Giáo dục STEAM mầm non là hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những bài học ý nghĩa, bổ ích là tiền đề để trẻ tự mình khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ để kích thích sự ham học hỏi ngay từ khi còn nhỏ.
Trong khi đó, giáo viên giáo viên đóng vai trò kết nối trẻ, khuyến khích trẻ sáng tạo, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ trẻ để tạo ra những sản phẩm mới đầy sáng tạo.
Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non là bước tiến mới để trẻ được tự do trải nghiệm, thực hành từ những hoạt động gần gũi với cuộc sống. Điều này giúp trẻ yêu thích trường học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề gặp phải trong hoạt động thường ngày.
2. Hướng dẫn cách ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non
Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao khi áp dụng một số nguyên tắc sau:
2.1. Sử dụng tài nguyên, vật liệu phù hợp với từng độ tuổi
Vật liệu, tài nguyên an toàn là điều kiện hàng đầu khi sử dụng cho trẻ mầm non. Trong giai đoạn này, giáo viên nên ứng dụng vật liệu tái chế để kích thích sự sáng tạo. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường.
Ví dụ một số nguyên vật liệu có thể sử dụng gồm:
- Cành cây, lá cây
- Đất nặn
- Nước
- Chai nhựa
- Bìa cứng…
2.2. Cho phép trẻ được tự do thử nghiệm và khám phá
Với STEAM, giáo viên nên động viên trẻ tự do thử nghiệm, khám phá. Việc khuyến khích các em đặt câu hỏi và tự tìm cách giải quyết là một trong những cách giúp ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Với mỗi hoạt động, giáo viên hãy dành những lời khen ngợi sự cố gắng của trẻ ngay cả khi kết quả không như mong đợi. Đây là cách để trẻ nhận ra vấn đề và tự biết cách khắc phục ở những bài học sau.
Ví dụ:
- Giáo viên tổ chức các buổi triển lãm sản phẩm do trẻ tự làm.
- Giáo viên giao nhiệm vụ theo tổ, nhóm để các em cùng nhau hoàn thành.
2.3. Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non bằng hoạt động phù hợp
Với mục tiêu “lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên cần xây dựng các hoạt động phù hợp theo từng độ tuổi. Điều quan trọng là giúp trẻ tự do khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động đa dạng và đổi mới thường xuyên để tránh bị nhàm chán.
Xen kẽ trong các hoạt động, giáo viên hãy đặt ra câu hỏi mở và khuyến khích trẻ phản biện. Điều này sẽ kích thích được khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi học sinh một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ:
- Cho trẻ thực hành thí nghiệm pha màu để khơi gợi đam mê nghệ thuật
- Hướng dẫn trẻ tham gia giải toán tư duy logic để phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề.
2.4. Kết hợp bài học cùng các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa
Được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa về nghệ thuật, toán học, khoa học, công nghệ và kỹ thuật sẽ phát triển rất nhiều kỹ năng của trẻ. Ví dụ như: Tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, công viên… Trong quá trình trải nghiệm, các em sẽ được khám phá nhiều điều mới lạ để cảm thấy hứng thú và nhiệt huyết, hăng say hơn trong mỗi giờ học.
Ví dụ:
- Cho trẻ tham gia hội chợ khoa học phù hợp với từng độ tuổi.
- Khuyến khích trẻ tham gia học các khóa lập trình hay câu lạc bộ khoa học.
3. Lưu ý khi ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non
Để việc ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non có hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên theo dõi và đánh giá quá trình học tập của mỗi bạn. Điều này giúp giáo viên chủ động xây dựng chương trình học phù hợp để trẻ tiếp thu tối đa kiến thức. Cách đánh giá như: Tính điểm, ghi chú lại sự tiến bộ của từng học sinh.
- Thường xuyên cập nhật và đổi mới linh hoạt chương trình giảng dạy theo STEAM. Chương trình này có thể thay đổi tùy theo mức độ tiếp thu bài học của các em để mang đến hiệu quả giảng dạy tối ưu.
- Nhà trường nên tạo ra một sân chơi an toàn và kích thích trẻ tự do sáng tạo trong học tập. Điều này giúp trẻ phát huy được tối đa thế mạnh của mình để ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Khuyến khích trẻ tích cực học tập, khám phá thế giới xung quanh. Điều này góp phần vào việc phát triển sự sáng tạo và khả năng tư duy logic của trẻ.
Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non là cách giúp trẻ tiếp cận với các kiến thức một cách sáng tạo và tích cực. MakeBlock VN hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để xây dựng bài giảng STEAM thực sự hữu ích, hiệu quả.
Các tin khác
- Hướng dẫn cách xây dựng giáo án STEAM làm biển báo giao thông 23/11/2024
- Xây dựng giáo án STEAM 4 5 tuổi các chủ đề độc đáo, hấp dẫn 22/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề gia đình – Hỗ trợ giáo dục toàn diện 21/11/2024
- Giáo án STEAM 4 5 tuổi chủ đề trường mầm non: Phương pháp dạy học hiệu quả 19/11/2024
- Giáo án STEAM khám phá Tết Trung thu: Gợi ý hoạt động sáng tạo cho bé 19/11/2024
- Lợi ích và cách thực hiện dự án STEAM mầm non hiệu quả 18/11/2024
- Giáo án STEAM chủ đề nghề nghiệp - Giúp trẻ khám phá thế giới nghề nghiệp 17/11/2024