Bước quan trọng nhất trong dạy học theo chủ đề stem là gì?

05/11/2020
Bước quan trọng nhất trong dạy học theo chủ đề stem là gì?

Bước quan trọng nhất trong dạy học theo chủ đề stem chính là thiết kế giáo án stem phù hợp với từng đối tượng học sinh. Dưới đây là những lời khuyên có thể soạn giáo án  theo chủ đề stem một cách hiệu quả.

1.Luôn bắt đầu bằng những mục tiêu học tập rõ ràng

Mỗi một giáo viên trước khi bắt đầu xây dựng một kế hoạch trong việc học stem thì việc đầu tiên cần làm là xác định những mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng.

Trong đó các mục tiêu đặt ra trong dạy học theo chủ đề stem là cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART có nghĩa là rõ ràng, chi tiết, đo được, phù hợp và giới hạn về thời gian.

Hơn nữa mục tiêu bài học này còn là cơ sở để kiểm chứng và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của học sinh, qua đó xây dựng những bài học phù hợp với từng nhóm học sinh.

dạy học theo chủ đề stem

Mục tiêu hoạc tập chính là đích đến cuối cùng của quá trình dạy và học

Giáo viên cần xác định kết quả mong muốn của học sinh sau quá trình học tập, có thể là kết thúc một buổi học hay kết thúc một chương trình học.

Việc xây dựng mục tiêu học tập trong dạy học theo chủ đề stem sẽ giúp giáo viên trong việc soạn giáo án stem một cách chặt chẽ, hơn nữa cũng giúp học sinh đạt được kết quả cao hơn.

2.Chuẩn bị tổng quan

Có thể thể hiện các hoạt động trên bằng dưới dạng sơ đồ phác thảo. Trong đó thể hiện những hoạt động chính, những cách để thu hút học sinh, kiến thức học sinh cần nghiên cứu sâu hơn, những gì học sinh có thể tự trải nghiệm hay những kiến thức giáo viên cần giảng giải…Tất cả những điều đó giúp giáo viên có thể có cái nhìn tổng quan về tiết dạy của mình.

3.Quản lý thời gian phù hợp

Thiết lập kế hoạch để quản lý thời gian trong soạn giáo án stem giúp giáo viên dạy học stem hiệu quả hơn.

Điều này còn giúp giáo viên triển khai bài học một cách khoa học đảm bảo đúng thời gian và chất lượng bài giảng theo quy định.

4.Cần tìm hiểu về học sinh để hiểu học sinh hơn

Giáo viên là người hướng dẫn nên giáo viên cần hiểu được những nhóm học sinh của mình. Qua đó sẽ giúp bạn chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.

Đây cũng là cơ sở để giáo viên thiết kế bài giảng stem dạy học theo chủ đề stem theo hướng phân hóa và cá nhân hóa người học.

5.Thiết kế bài giảng stem phù hợp với phong cách người học

Giáo viên cần cố gắng để tìm hiểu nhiều phong cách học tập khác nhau của học sinh. Để vó thể tạo nên các hoạt động dạy học phù hợp với các phong cách học tập khác nhau đó.

Kế hoạch học tập nên là sự hòa trộn của nhiều phong cách học tập có thể là âm thanh, hình ảnh, hoạt động và lời nói. Như vậy sẽ lôi cuốn học sinh hơn, đồng nghĩa với chất lượng bài giảng nâng cao hơn, học sinh tiếp thu tốt hơn.

6.Kết thúc bài giảng đúng cách

Việc kết thúc một tiết học cũng quan trọng như khi bạn bắt đầu vậy. Giáo viên hãy giành ra một khoảng thời gian phù hợp cuối giờ để tăng độ tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.

dạy học theo chủ đề stem

Kết thúc bài giảng cũng quan trọng như cách bạn bắt đầu

Đây cũng là thời gian để giáo viên kiểm tra lại quá trình nắm bắt kiến thức của người học ttong cả tiết học. Và giáo viên là người chủ động giải đáp những thắc mắc mà học sinh chưa hiểu rõ vào cuối giờ hoặc trong quá trình giảng dạy.

7.Thực hành và sáng tạo sản phẩm

Dạy học theo chủ đề stem quan trọng nhất là phần thực hành. Khi hoàn thành một chủ đề nên giành thời gian để học sinh có thể thực hành ngay những gì vừa học được. Đó có thể là một bài tập nhỏ hay một sản phẩm sáng tạo nào đó dựa trên kiến thức vừa được học.

8. Đánh giá cao hoạt động chuyển tiếp,củng cố và ôn tập

Trong mỗi tiết học hoạt động chuyển tiếp luôn là một phần không thể thiếu để tạo không khí thỏa mái cho học sinh. Đó có thể là những trò chơi đơn giản trong lớp học. Hoạt động đó giúp học sinh tiếp thu những kiến thức tiếp theo dễ dàng hơn.

Cùng với đó việc củng cố và ôn lại những kiến thức đã học và vừa học sẽ giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức cũ đồng thời kết nối với bài học hiện taị dễ dàng.

9.Đánh giá học sinh thường xuyên

Giáo viên nên giành thời gian để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh, việc làm này còn giúp giáo viên có những điều chỉnh kịp thời nếu như học sinh chiếm lĩnh kiến thức thiếu sót hoặc sai lệch hay chính ở phương pháp giảng dạy không phù hợp.

10.Luôn có kê hoạch dự phòng

Những tình huống bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra trong lớp học. vì vậy, giáo viên khi thiết kế bài giảng dạy học theo chủ đề stem nên có những kế hoạch dự phòng. Quan trọng hơn nữa, khi soạn giáo án stem giáo viên không nên thiết kế một cách quá chi tiết và cứng nhắc, mà nên tạo giáo án linh hoạt để có thể thay đổi kịp thời khi có những tình huống phát sinh.

Bên cạnh đó giáo viên cần đón nhận những phản hồi của học sinh để từ đó thay đổi và điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

Viết bình luận của bạn: