-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
MÔ HÌNH DẠY HỌC STEM “5E” LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 5E
25/05/2020
Mô hình dạy học STEM “5E” là tên viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng), và Evaluate (Đánh giá).
Đây là mô hình dạy học STEM khá phổ biến ở những quốc gia đang và đã áp dụng phương pháp dạy học thông minh này. Trong mô hình 5E, học sinh dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã biết để xây dựng nên những kiến thức mới.
1. Đặc điểm của mô hình dạy học STEM “5E”
Phương pháp dạy học 5E đem lại cho học sinh cơ hội được diễn đạt suy nghĩ cảm nhận và xây dựng kiến thức mới trong suốt quá trình học. Mô hình dạy học STEM “5E” bao gồm 5 giai đoạn:
Engagement (Gắn kết):
Bắt đầu buổi học, giáo viên sẽ xác định xem học sinh nắm kiến thức cũ đến đâu và tìm ra những lỗ hổng kiến thức của các em. Giáo viên cần khuyến khích, tạo cảm hứng để học sinh quan tâm và có hứng thú với chủ đề dạy học stem sắp đưa ra.
Ngoài ra, giáo viên có thể để học sinh đặt câu hỏi mở và trình bày những kiến thức mà các em đã biết về chủ đề đó. Thông qua các hoạt động đa dạng để giáo viên có thể thu hút sự quan tâm của học sinh, tạo không khí sôi nổi cho lớp học, khiến các em cảm nhận được sự kết nối với kiến thức trước đó.
Giai đoạn đầu này cho phép học sinh liên hệ với những lý thuyết hay trải nghiệm mà các em đã có từ trước đó.
Mô hình dạy học STEM
Explore (Khảo sát)
Ở giai đoạn thứ 2 của mô hình dạy học STEM “5E”, học sinh chủ động tìm hiểu các khái niệm mới thông qua những trải nghiệm cụ thể. Giáo viên đóng vai trò cung cấp những kiến thức nền tảng, học sinh có thể dựa vào đó để xây dựng nên những kiến thức mới. Học sinh có thể trực tiếp khám phá, thao tác trên các vật liệu hoặc công cụ đã được chuẩn bị sẵn qua các hoạt động như quan sát, thí nghiệm, thu thập số liệu.
Explain (Giải thích)
Giai đoạn này, học sinh sẽ được hướng dẫn tổng hợp kiến thức mới và được giải đáp những thắc mắc để hiểu rõ hơn chủ đề. Tại bước này, giáo viên có thể giới thiệu các khái niệm mới, công thức mới để học sinh có thể liên hệ với những kiến thức trước đó.
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khảo sát. Để bước Giải thích hiệu quả hơn, giáo viên nên yêu cầu học sinh chia sẻ những gì các em đã thu được.
Elaborate (Áp dụng)
Đây là giai đoạn tạo điều kiện cho học sinh được áp dụng những kiến thức học được. Giáo viên đóng vai trò người hỗ trợ học sinh vận dụng và thực hành những kiến thức đã tổng hợp được, giúp học sinh hình dung rõ ràng hơn những kiến thức đó.
Để có thể áp dụng vào thực tế. Mô hình dạy học STEM “5E” hướng tới mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức cũ và chủ động xây dựng nên kiến thức mới.
Evaluate (Đánh giá)
Mô hình giáo dục 5E cho phép giáo viên đánh giá học sinh dưới dạng bài kiểm tra hoặc những câu hỏi nhanh. Giáo viên cũng có thể đánh giá qua việc quan sát học sinh hoạt động nhóm. Ngoài ra ở giai đoạn này, yếu tố tự đánh giá cũng rất hữu ích.
Ở đây, giáo viên sẽ linh hoạt sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng để nhận biết quá trình nhận thức và khả năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ học sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.
2. Ưu điểm của mô hình dạy học STEM “5E”
Mô hình dạy học STEM
Đối với những mô hình dạy học STEM, 5E trở thành một công cụ hữu hiệu cho cả giáo viên và học sinh để tiếp nhận kiến thức một cách hệ thống, liền mạch, dễ hiểu.
Mô hình 5E mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc dạy và học, giúp học sinh dễ nhớ kiến thức và bài học hơn.
Mô hình 5E giúp giáo viên chuẩn bị bài giảng đơn giản hơn, có tính hệ thống hơn và tạo ra sự đa dạng hơn trong trải nghiệm của học sinh. Dạy học theo mô hình 5E giúp giảm thời lượng dạy và học lý thuyết, thay vào đó là các hoạt động trải nghiệm, thực hành và sáng tạo.
Mô hình 5E lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ có vai trò tạo ra môi trường học tập trải nghiệm giúp các em từng bước khám phá và xây dựng kiến thức mới.
Mô hình dạy học STEM “5E cũng khiến giáo viên cảm thấy hào hứng với bài giảng hơn, việc triển khai các chủ đề nội dung cũng thuận lợi hơn và tránh được các trường hợp bỏ sót kiến thức hoặc thiếu sự thực hành.
Các tin khác
- Giáo án STEAM các bộ phận trên cơ thể: Học qua khám phá, thực hành 09/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá quả cam: Học qua trải nghiệm thực tế 07/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá quả trứng ý nghĩa, cuốn hút 06/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá con gà – Kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật 05/12/2024
- Giáo án STEAM chơi với giấy: Khơi nguồn sáng tạo cho trẻ 04/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá các giác quan sáng tạo, hiệu quả 03/12/2024
- Giáo án STEAM làm sữa chua hoa quả dầm – Trải nghiệm nhỏ, hạnh phúc to 02/12/2024