PHƯƠNG PHÁP STEM LÀ GÌ? 3 ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC STEM

08/05/2020
PHƯƠNG PHÁP STEM LÀ GÌ? 3 ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC STEM

Việt Nam đang thúc đẩy mô hình STEM trong các cấp học, nhất là cấp học phổ thông để hướng học sinh tới lối học chủ động và đề cao tính ứng dụng trong mỗi môn học.Vậy phương pháp STEM là gì?

1. Định nghĩa về STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của 4 bộ môn: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Những kỹ năng, kiến thức liên quan đến 4 lĩnh vực trên sẽ được lồng ghép lại với nhau để tạo ra bài giảng tổng hợp trong phương pháp học STEM. Giáo dục STEM được hiểu là phương pháp giáo dục trang bị kiến thức và kỹ năng thực tiễn cần thiết để người học có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống.

“Phương pháp STEM là gì?” được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi những mô hình STEM giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hình thành nhân cách của con em họ.

Những học sinh học tập theo phương pháp STEM sẽ nắm chắc kiến thức của các bộ môn: khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học; nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy logic; giúp hiệu suất học tập và làm việc cao hơn mà không gây cảm giác áp lực, quá tải cho các em. Ngoài ra, các em còn có cơ hội tiếp xúc với nhiều mô hình giáo dục thông minh, mở rộng tầm hiểu biết về kiến thức và kỹ năng. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội phát triển và cơ hội việc làm hơn.

Vậy tóm lại, phương pháp STEM là gì? Là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

2. Đặc điểm của phương pháp STEM là gì? Những ngộ nhận về phương pháp STEM

Để định hình được phương pháp STEM là gì, bạn cần biết được có 5 đặc điểm của STEM như sau:

  • Tập chung vào sự tích hợp
  • Liên hệ với cuộc sống thực
  • Hướng đến phát triển kỹ năng của thế kỷ 21
  • Thách thức học sinh vượt lên chính mình
  • Có tính hệ thống và gắn kết giữa đa dạng các bài học.

 

Phương pháp học STEM là gì mà thu hút các bạn nhỏ đến vậy?

Phương pháp học STEM là gì mà thu hút các bạn nhỏ đến vậy?

Bên cạnh đó, người học cũng rất hay nhầm lẫn giữa STEM và những phương pháp học khác. Dưới đây là 6 ngộ nhận về phương pháp STEM:

  • Giáo dục STEM là học lập trình và lắp ráp robot
  • Giáo dục STEM làm mất đi nền tảng giáo dục xã hội và nhân văn
  • Giáo dục STEM đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất
  • Giáo dục STEM chỉ dạy được học sinh trung học, không dạy được trẻ mẫu giáo, tiểu học.
  • Giáo dục STEM chỉ phù hợp với học sinh nam, không phù hợp với học sinh nữ
  • Các chương trình giáo dục hiện nay sẽ bị xóa sổ vì STEM

3. Hiểu đúng về phương pháp STEM

Tổ chức giáo dục khoa học uy tín trên thế giới - Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association - NSTA) được thành lập năm 1944 đã đề ra khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa ban đầu như sau:

Phương pháp STEM là gì? - "Phương pháp STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới".

 

Phương pháp học STEM là gì mà thu hút các bạn nhỏ đến vậy?

Phương pháp học STEM là gì mà thu hút các bạn nhỏ đến vậy?

Từ đó, có thể rút ra 3 đặc điểm quan trọng của STEM:

  • Thứ nhất, sự kết nối “liên ngành” khác với “đa ngành”. Tuy đều là kết nối nhiều môn học với nhau nhưng kết nối “liên ngành” thể hiện được sự liên kết chặt chẽ, bổ sung - bổ trợ cho nhau trong các ngành. Bởi vậy nên nếu một mô hình giáo dục có nhiều môn nhưng các môn không có sự liên kết, bổ trợ thì không thể gọi là giáo dục STEM. Đây cũng là một trong những cách để định nghĩa “phương pháp STEM là gì?”.
  • Thứ hai, các bài học được lồng ghép phải mang tính thực tiễn, thể hiện được tính ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Từ đó, xóa bỏ rào cản giữa lý thuyết và thực tế. Chính bởi vậy mà các hoạt động trong mô hình giáo dục STEM phải hướng đến các hoạt động trải nghiệm, thực hành nhờ vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống và để tạo ra sản phẩm mới.
  • Thứ ba, sự kết nối giữa nhà trường - tổ chức - cộng đồng rất quan trọng. Cách mạng công nghệ 4.0 là nơi mà các thiết bị điện tử thông minh, tự động hóa lên ngôi. Do đó, phương pháp STEM không chỉ dừng lại ở giải quyết vấn đề, mà còn phải kết nối tạo thành mạng lưới để tăng cơ hội phát triển cho học sinh. Qua đó, người học có khả năng ứng biến với những vấn đề biến đổi như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường….
Viết bình luận của bạn: