-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
ỨNG DỤNG STEAM TRONG DẠY HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
20/05/2020
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, mô hình giáo dục STEAM đã xuất hiện và được ứng dụng rộng rãi trong trường học ở các nước như Mỹ, Úc, Trung Quốc….và cũng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Cùng Makeblock điểm qua ứng dụng STEAM trong dạy học ở một số quốc gia trên thế giới nhé.
1. Ứng dụng STEAM trong dạy học tại Mỹ
Tại Mỹ, các bài giảng STEAM được xây dựng dựa trên những câu chuyện hay vấn đề thực tế. Nhờ đó, các chủ đề bài học rất phong phú tạo sự gần gũi và hấp dẫn cho người học.
Trẻ em tham gia các buổi học STEAM được khuyến khích tự do phát triển khả năng sáng tạo và tư duy trong các bộ môn khoa học, kỹ thuật,...v..v..để tạo ra sản phẩm giúp ích cho cộng đồng và xã hội.
Ứng dụng STEAM trong dạy học tại Mỹ
Ứng dụng STEAM trong dạy học với mô hình 5E: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Diễn giải (Explain), Củng cố (Elaborate), Đánh giá (Evaluate), học sinh từng bước khám phá kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết trước đó thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm.
Việc dạy học stem theo mô hình liên môn không chỉ giúp học sinh hiểu sâu hơn về lý thuyết mà còn có thể ứng dụng kiến thức đó vào thực tế, nghiên cứu sâu hơn và tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao.
Quy trình thiết kế bài giảng bao gồm: nêu vấn đề – đề xuất giải pháp – xây dựng kế hoạch – thực hiện ý tưởng – kiểm tra, đánh giá. Nếu phát hiện sự cố hoặc chưa hoàn thiện, học sinh có thể điều chỉnh hoặc gia cố lại. Cuối cùng, học sinh sẽ có cơ hội chia sẻ thành quả của mình với bạn bè hoặc cộng đồng. Dựa trên phản hồi của cộng đồng, các vấn đề mới lại nảy sinh và quy trình lại tiếp tục lặp lại.
2. Ứng dụng STEAM trong dạy học tại New Zealand
Ứng dụng STEAM trong dạy học tại New Zealand theo định hướng kích thích tư duy logic và phản biện để khơi gợi thêm niềm đam mê học hỏi của học sinh.
Với mỗi vấn đề được đưa ra, học sinh sẽ đưa ra tư duy - lý lẽ - luận điểm của bản thân theo nhiều chiều hướng và lập luận - phản biện với nhau, cuối cùng giáo viên mới là người chốt lại vấn đề. Đây chính là phương pháp học kích thích sự tìm tòi và đam mê học hỏi của học sinh, giúp thúc đẩy quá trình học và thẩm thấu vấn đề một cách tốt nhất.
Để chuẩn bị cho học sinh bước vào “thời đại công nghệ số”, New Zealand đã đưa Công nghệ số – một trong bốn lĩnh vực cốt lõi của ứng dụng STEAM trong dạy học với sáu chủ đề: các thuật toán, lập trình, biểu diễn dữ liệu, các thiết bị số và cơ sở hạ tầng, các ứng dụng kỹ thuật số, con người và máy tính.
Qua đó, học sinh New Zealand sẽ hiểu được những khái niệm về công nghệ số như robot, trí tuệ nhân tạo… từ đó nắm bắt tư duy máy tính và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực nhờ kỹ năng thiết kế và phát triển các kết quả kỹ thuật số của mình.
New Zealand chú trọng đến yếu tố Art (nghệ thuật) trong STEAM. Những nghiên cứu đã chỉ ra nghệ thuật tác động rất tích cực đến sự phát triển tư duy của trẻ, giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo trong học tập.
Trên các bảng xếp hạng quốc tế, học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức văn học, toán học và khoa học… các trường ở New Zealand đều đạt những tiêu chuẩn học thuật thuộc hành cao nhất thế giới.
3. Ứng dụng STEAM trong dạy học tại Việt Nam
STEAM là phương pháp tiếp cận liên môn trong giáo dục các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Mỹ thuật và Toán nhằm định hướng các em học sinh bằng các câu hỏi, trao đổi nhóm và tư duy phản biện. Phương pháp này thông qua các trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp các em có được những kỹ năng như cân nhắc rủi ro, giải quyết vấn đề, hợp tác và làm việc sáng tạo.
Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết của những nhà kiến tạo, giáo dục, những lãnh đạo và học sinh của thế kỷ XXI.
Ứng dụng STEAM trong dạy học tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm học 2013-2014 đến nay, ứng dụng STEAM trong dạy học đã được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan, gắn với đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông qua xây dựng và thực hiện các chủ đề/dự án học tập gắn với thực tiễn.
Hàng năm, Bộ GD-ĐT tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học và chọn cử học sinh tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) tại Hoa Kỳ. Chính thức tham dự Intel ISEF từ năm 2012 đến nay, năm nào học sinh Việt Nam cũng đoạt giải tại hội thi này.
Các tin khác
- 8 bộ lắp ghép STEAM bằng gỗ cho bé từ 1 tuổi mẹ nên tham khảo ngay 02/02/2024
- Khám phá cửa hàng đồ chơi giáo dục chất lượng, uy tín hàng đầu 01/02/2024
- Top 5 đồ chơi giáo dục sớm giúp trẻ làm quen với lập trình, công nghệ 31/01/2024
- Tổng hợp 4 lợi ích hàng đầu của đồ chơi giáo dục thông minh 30/01/2024
- Tổng hợp đồ chơi giáo dục cho bé giúp phát triển toàn diện 29/01/2024
- Gợi ý 5 đồ chơi giáo dục Montessori tự làm sáng tạo cho trẻ mầm non 13/01/2024
- Tổng hợp 4 cách làm đồ chơi STEAM cho trẻ mầm non sáng tạo nhất 11/01/2024