ỨNG DỤNG STEAM TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

18/07/2020
ỨNG DỤNG STEAM TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0). Theo đó, phải thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới; cần tập trung vào thúc đẩy giáo dục ứng dụng STEAM bên cạnh ngoại ngữ, tin học. Bộ GD-ĐT xác định: “Giáo dục tin học…cùng với các môn Toán, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ thực hiện giáo dục STEAM

1. Khái niệm ứng dụng STEAM

STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục, dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ và các nước khác. Đây là một tiếp cận giáo dục mới, trong đó Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh.

Ứng dụng STEAM là việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong dạy và học, áp dụng tại các cấp bậc giáo dục, phổ biến nhất là giáo dục phổ thông.

Để ứng dụng STEAM vào trong giáo dục phổ thông một cách bài bản thì cần có lộ trình rõ ràng và kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ và thống nhất về cách thức tiếp cận và phương thức triển khai trong đội ngũ giáo viên giảng dạy.

Theo Anna Feldman: “STEAM tập trung yếu tố con người chứ không phải các môn học; nó đặt nhân cách HS và cá tính làm tiên phong. Với STEAM, không có áp lực trở thành nhà khoa học hoặc kỹ sư - bạn có thể là một nhà thiết kế, nghệ sĩ kỹ thuật số, người lập trình, giám đốc nghệ thuật và nhà khoa học và kỹ sư cùng một lúc.

Ứng dụng STEAM cho phép chúng ta có những kỹ sư giỏi hơn nhờ việc học cách suy nghĩ nghệ thuật và có thể thu hút các nghệ sĩ nhờ việc cho họ thấy STEM có thể ứng dụng trong nghệ thuật như thế nào. Nó rất thú vị, đặc biệt là trong một thế giới ngày càng liên ngành và số hoá. Trong STEAM, sáng tạo là nguyên lý trung tâm”

2. Ứng dụng STEAM trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Ứng dụng STEAM

Ứng dụng STEAM vào dạy và học

Ứng dụng STEAM vào giáo dục là phương pháp tiếp cận liên môn. Qua STEAM, học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.

Như vậy, ứng dụng STEAM vào giáo dục phổ thông vừa phải thể hiện sự tiếp cận liên môn, vừa phải thể hiện kiến thức tổ hợp của các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học giúp học sinh phát triển kỹ năng. Ngay từ những năm 2003 - 2004, giáo dục STEAM đã được đưa vào cấp học trung học phổ thông và ngày càng trở nên phổ biến.

Ứng dụng STEAM vừa giảm tải khối lượng kiến thức học sinh phải thu nạp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, vừa tạo hứng khởi, động lực, niềm đam mê khám phá những môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong học sinh. Khi học tập với phương pháp STEAM, trẻ được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, nâng cao tính sáng tạo, tự giác của học sinh.

Ứng dụng STEAM vào trung học phổ thông đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục, nâng cao hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

3. Ứng dụng STEAM vào giáo dục phổ thông bằng cách nào?

Để giải quyết được các vấn đề thực tiễn cần tổ chức các hoạt động giáo dục ứng dụng STEAM thông qua các hình thức:

Thứ nhất: Giáo dục STEAM thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua hai hoạt động chính là trải nghiệm và nghiên cứu khoa học.

Trong hoạt động trải nghiệm ứng dụng STEAM, HS được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong thực tiễn đời sống. Để làm được hoạt động này cần có sự tham gia, hợp tác của các trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường Đại học, trung tâm khoa học công nghệ…

Ứng dụng STEAM

Ứng dụng STEAM vào dạy và học

Thứ hai: Giáo dục ứng dụng STEAM thông qua dạy các môn thuộc lĩnh vực STEAM

Trong các môn học, nhất là các môn khoa học tự nhiên có rất nhiều chủ đề gắn với giáo dục STEAM. Có thể thiết kế các chủ đề STEAM theo các cách dạy khác nhau như: Chủ đề STEAM được dạy trong một môn học duy nhất. Chủ đề ứng dụng STEAM được dạy trong nhiều môn học và chủ đề STEAM nhiều môn kết hợp.

Viết bình luận của bạn: