LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH STEAM CHO MẦM NON

09/07/2020
LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH STEAM CHO MẦM NON

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nền giáo dục cũng vươn mình chuyển động và đang dần bắt kịp xu hướng hiện đại hóa của toàn cầu. Minh chứng cho điều này đó chính là giáo dục STEAM đã được áp dụng từ những cấp học nhỏ nhất. Chương trình STEAM cho mầm non đem đến cho trẻ tư duy học tập và phát triển vượt bậc, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục thế kỷ 21.

1. Chương trình STEAM cho mầm non đem đến giải pháp học tập toàn diện

Chương trình STEAM cho mầm non là chương trình ứng dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy.

STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục steam mầm non tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học.

Chương trình STEAM cho mầm non giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và kết hợp chúng một cách hài hòa, phục vụ cho việc ứng dụng vào thế giới công nghệ ngày nay.

Hơn nữa, giáo dục STEAM còn tạo cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phản biện…nhằm trau dồi lợi thế kỹ năng mềm, giúp trẻ phát triển một cách chủ động và sáng tạo hơn.

2. Lợi ích của chương trình STEAM cho mầm non

Ở độ tuổi mầm non, để trẻ có thể tiếp thu những kiến thức mới, thì không phải qua sách vở mà phải qua những ví dụ ứng dụng thực tế, qua quan sát, qua trải nghiệm bởi nhận thức của trẻ lúc này mang tính chất trực quan. Hãy để trẻ tự mình đưa ra câu trả lời qua những gì trẻ thấy được, cảm nhận được ở những buổi học

Chương trình STEAM cho mầm non với sự hỗ trợ và gợi ý từ giáo viên. Hãy để trẻ tiếp thu kiến thức bằng chính trực giác cảm quan của mình, tránh dùng những từ ngữ khoa học khó hiểu giải thích làm trẻ hoang mang.

Chương trình STEAM cho mầm non

Chương trình STEAM cho mầm non

Khi áp dụng Chương trình STEAM cho mầm non, hãy nhớ rằng: trẻ sẽ ghi nhớ những kiến thức khi chúng có thể áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống thực tế của mình.

Vì thế, khi xây dựng bài học STEAM cho trẻ mầm non, hãy gắn bài học đó với những vật dụng thân thuộc và khiến trẻ hứng thú như: xe ô tô, chong chóng, mô hình đường ray tàu hỏa….Khi các kiến thức khoa học được cụ thể thông qua những món đồ chơi yêu thích, trẻ sẽ có hứng thú học và sẽ tiếp thu kiến thức được tốt hơn.

Một trong những cách áp dụng chương trình STEAM cho mầm non là để trẻ được tự do hoạt động. Hãy cho trẻ được làm “người lớn” theo ý thích của trẻ thông qua những trò chơi nghề nghiệp trong khuôn khổ mô hình STEAM. Giáo viên hãy tạo cảm hứng cho trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ, để trẻ được thỏa sức khám phá và sáng tạo.

Chương trình STEAM cho mầm non không phải là chương trình dễ áp dụng, nhất là đối với lứa tuổi còn nhỏ, nhưng hiệu quả nó đem lại lại vô cùng lớn. STEAM biến trường học thành nơi khám phá và trải nghiệm thú vị, không chỉ đem lại cho trẻ kiến thức mà còn mở ra cho trẻ cánh cửa khám phá thế giới hiện đại đầy màu sắc, được vui chơi, được phát triển đúng theo tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học”.

3. Điểm mạnh của chương trình STEAM cho mầm non

3.1. Tiếp cận liên môn

Thay vì dạy 5 môn học tách biệt, chương trình STEAM cho mầm non kết hợp những môn học này thành 1 mô hình gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Chương trình STEAM cho mầm non

Chương trình STEAM cho mầm non

3.2. Năng lực giải quyết vấn đề

Chương trình STEAM cho mầm non đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi buổi học, trẻ được đặt trước một tình huống thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức liên môn. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi và hệ thống những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề.

3.3. Học tập sáng tạo

Chương trình STEAM cho mầm non đề cao phong cách học tập sáng tạo. Đặt bản thân vào vai trò của một nhà phát minh, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các kiến thức được trang bị: biết cách mở rộng, sửa chữa, vận dụng sao cho phù hợp với tình huống có mà các em gặp phải.

Viết bình luận của bạn: