TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC STEAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0

29/06/2020
TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC STEAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Hệ thống giáo dục STEAM ứng dụng phương thức dạy học liên môn, đem đến cho học sinh cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về kiến thức các môn học Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics và Nghệ thuật - Art. Với cách học chủ động và khuyến khích sáng tạo, STEAM đem đến cho thế kỉ mới nguồn nhân lực chất lượng, có đủ khả năng để thích ứng với sự thay đổi từng ngày của nền kinh tế thế kỷ mới.

1. Hệ thống giáo dục STEAM là gì?

Hệ thống giáo dục STEAM là hệ thống giáo dục áp dụng phương pháp giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường mầm non.

 

Hệ thống giáo dục STEAM

 

Hệ thống giáo dục STEAM

STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục học và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. STEAM là bước chuyển đổi ngoạn mục trong nền cách mạng giáo dục khi chuyển đổi từ mô hình học tập cũ thụ động, chỉ tập trung vào lý thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực hành và tính thực tiễn.

Một phần quan trọng khi xây dựng hệ thống giáo dục STEAM là ở đó, học sinh không chỉ được dạy kiến thức của mỗi một môn học mà còn được dạy cách học sao cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi và phản biện hoặc tranh luận, học cách tự thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết khoa học của mình và được khuyến khích để sáng tạo ra cái mới.

2. Tầm quan trọng của hệ thống giáo dục STEAM trong thời đại 4.0

2.1. Hệ thống giáo dục STEAM đem đến môi trường học tập tổng hợp

Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục STEAM và hệ thống giáo dục truyền thống là môi trường học tập tổng hợp. Ở đó, các em có thể học kiến thức liên môn kết hợp với thực hành song song. STEAM dạy cho trẻ tư duy lập luận và phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy linh hoạt để có thể ứng dụng kiến thức được học vào đời sống.

2.2. Hệ thống giáo dục STEAM ở mầm non

 

Hệ thống giáo dục STEAM ở mầm non

 

Hệ thống giáo dục STEAM ở mầm non

Hệ thống giáo dục STEAM ở mầm non tập trung vào giới thiệu các chương trình STEAM. Mục tiêu là tạo ra một môi trường trải nghiệm cho trẻ, tạo cho trẻ khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trẻ có thể trải nghiệm theo các dự án STEAM, chủ yếu là khám phá thế giới xung quanh, tăng khả năng nhận thức, tò mò, đam mê tìm hiểu của trẻ.

2.3. Hệ thống giáo dục STEAM ở tiểu học

Hệ thống giáo dục STEAM ở tiểu học tập trung vào các khóa học STEAM cấp độ giới thiệu, cũng như nhận thức về các lĩnh vực và nghề nghiệp STEAM. Bước ban đầu này cung cấp việc học tập dựa trên yêu cầu và kết nối tất cả bốn môn STEAM. Mục tiêu là để thu hút sự quan tâm của học sinh vào cái mà họ muốn theo đuổi thông qua các dự án. Các cơ hội học tập STEAM trong trường và ngoài trường học đều nên được khuyến khích.

2.4. Hệ thống giáo dục STEAM ở trung học

Hệ thống giáo dục STEAM ở trung học trở nên khắt khe và thách thức hơn. Học sinh vẫn được khuyến khích nhận thức và theo đuổi về các lĩnh vực và nghề nghiệp STEAM, cũng như các yêu cầu học tập của các lĩnh vực đó. Học sinh được khám phá các nghề nghiệp liên quan đến STEAM bắt đầu ở cấp độ này.

Trường trung học – Chương trình học tập trung vào việc áp dụng các môn học một cách đầy thách thức và nghiêm ngặt. Các khóa học và hướng nghiệp tập trung vào các lĩnh vực và nghề nghiệp STEAM, cũng như chuẩn bị cho việc làm sau trung học.

Viết bình luận của bạn: