Những thử thách của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

06/08/2022
Những thử thách của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

Giáo dục STEM có thể không quá xa lạ với húng ta thế nhưng nhiều người lại không có nhiều kiến thức về STEAM hay STREAM. Vậy STREAM/ STEAM là gì và có những thách thức nào trong tương lai? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1.Những điều cần biết về giáo dục STEAM

Năm 2008 diễn ra Hội nghị khoa học về giáo dục công nghệ, tại đây một nhà khoa học đã có đề xuất mô hình giáo dục mới dựa trên nền tảng của mô hình STEM. đó là thêm yếu tố Art ( Nghệ thuật). Và đó chính là phương pháp giảng dạy STEAM sau này.

Những thử thách của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

Tuy đề xuất trên vẫn nhận được nhiều tranh cãi nhưng có thể thấy cách tiếp cận mới mẻ này đã tạo nên làn gió mới trong phong trào giáo dục STEM diễn ra sôi nổi tại Mỹ và một số nước Châu Âu. 

Theo mô hình này nghệ thuật được hiểu là yếu tố không giới hạn, từ nghệ thuật khai phóng, đến nghệ thuật ngôn ngữ tự nhiên tới các nghệ thuật thể chất, mỹ thuật âm nhạc và cả nghệ thuật nghiên cứu xã hội học. Cung từ đây mô hình STEAM nhanh chóng có sức ảnh hưởng và lan rộng trên phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới.

2.Những điều cần biết về giáo dục STREAM

Một tiến sĩ tại Mỹ đã đưa ra ý kiến tranh luận và cho rằng giáo dục STEAM trên là một thiếu sót lớn cho thế hệ trẻ trong tương lai nếu bỏ qua kỹ năng đọc và viết của học sinh. 

Những thử thách của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

Về căn bản ông dựa trên mô hình STEAM nhưng đề nghị bổ sung thêm Chữ “ R” đây được hiểu là từ ngữ viết tắt cho cụm từ “ Reading và WRiting” để trở thành STREAM.

Qua đó nhà tiến sỹ này cũng chứng minh luận điểm rằng cho dù khoa học kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ đến đâu thì con người vẫn cần thành thạo kỹ năng đọc và viết. 

Việc đọc giúp chúng ta tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau, và đây cũng chính là cách hiệu quả nhất giúp con người tư duy về những gì mà chính chúng ta đang nhận thức được.

Tuy nhiên quan điểm này vẫn chưa nhận được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi. Vì mọi người đều cho rằng bản chất của giáo dục, xuất phát điểm của giáo dục đã luôn hướng tới kỹ năng đọc và viết.

Vì thế nếu ủng hộ cách tiếp cận này sẽ dẫn đến việc phức tạp hơn trong cách hiểu, mọi người dễ bị nhầm lẫn giữa các mục tiêu trong giáo dục STEM, cụ thể là mục tiêu ưu tiên với mục tiêu cụ thể trong phương pháp giảng dạy này. 

3.Những thách thức của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

Mặc dù mô hình dạy và học theo phương pháp STEAM được đánh giá là tích hợp hơn, đa dạng hơn so với STEM. Thế nhưng giới nghiên cứu giáo dục và ngay cả cán bộ giáo viên cũng luôn thắc mắc và tự đặt ra những câu hỏi về mô hình tích hợp này.

Những thử thách của giáo dục STEAM và STREAM trong tương lai

Làm cách nào để có thể xây dựng một chương trình giảng dạy tích hợp STEAM hiệu quả nhất?

Thực tế nhiều cán bộ giáo viên khi đào tạo tại các trường sư phạm chưa được học và hướng dẫn về mô hình này, vậy làm sao để có thể giảng dạy được học sinh theo STEAM?

Những đánh giá hay tiêu chuẩn như thế nào với một bài giảng STEAM chất lượng?

Có cách nào để đánh giá và phân loại học sinh chuẩn xác theo mô hình này khi không phải tất cả học sinh đều yêu thích với Nghệ thuật.

Có những tiêu chí hay cơ sở nào được căn cứ để đánh giá nghệ thuật?

Làm thế nào để phổ biến rộng rãi ứng dụng STEAM tại các vùng miền khác nhau khi thực tế sự phân biệt vùng miền thành thị, nông thôn hiện nay quá rõ rệt.

Với học sinh lứa tuổi mầm non liệu đưa vào giảng dạy mô hình STEAM liệu có hiệu quả?

Những học sinh, sinh viên bậc trên trung học phổ thông có cần thiết phải học thêm yếu tố nghệ thuật hay chỉ cần tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học?

Có phương pháp nào trong việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ giáo viên để hiểu đúng và đầy đủ hơn về mô hình giáo dục này?

Ngoài ra thực tế còn cho thấy vô số những vấn đề liên quan đến phương pháp giáo dục hiện đại STEAM. Đó đều là những  thách thức vô cùng nan giải đối với những nhà làm giáo dục khi xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Ngay cả với các nước có hệ thống giáo dục tiên tiến bậc nhất như Mỹ hay một số nước Châu Âu khác cũng đang hoài nghi về tính khả thi của mô hình tích hợp STEAM/ STREAM.

Nhất là trong quá trình xây dựng chương trình giảng dạy tổng thể và đánh giá năng lực học sinh. Vì thế STEAM tại đây vẫn được nghiên cứu và từng bước hướng tới một chương trình thống nhất. 

Hai mô hình STEAM và STREAM hiện tại vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu học thuật được công bố chính thức.

Thế nhưng với tính ứng dụng rộng rãi và hiệu quả mà phương pháp này mang lại, các chương trình giáo dục theo mô hình STEAM này vẫn đang được hình thành và từng bước phát triển tại nhiều chương trình học cả chính khóa và ngoại khóa. 

Viết bình luận của bạn: