-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Giáo dục Stem cho trẻ tốt nhất từ độ tuổi nào?
08/08/2022
Stem được hiểu theo cách đơn giản là việc dạy trẻ biết được bản chất của các sự vật, hiện tượng theo từng mức độ nhận thức của trẻ. Thông qua hình thức dạy học trực quan sinh động và có tính tương tác cao.
Vậy phương pháp Stem là gì? Nên áp dụng chương trình học Stem cho trẻ từ độ tuổi nào? Và thế nào là chương trình Stem chất lượng? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề này.
1.Giáo dục Stem không xa vời và đắt đỏ
Stem là cụm từ viết tắt của các lĩnh vực khác nhau như Khoa học- Science, Công nghệ- Technology, Kỹ thuật- Engineering, Toán học- Mathematics. Mô hình này đang thịnh hành tại các nước có nền giáo dục phát triển tuy nhiên còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hiện tại Stem được bổ sung thêm yếu tố Art- Nghệ thuật và được gọi là STEAM.
Bản chất của phương pháp giáo dục Stem trang bị cho người học những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực tưởng chừng như rời rạc và tách biệt thành 1 khối thống nhất, liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau.
Stem có tính ứng dụng cao thông qua đó người học có thể áp dụng những kiến thức đã học được để xử lý các tình huống thực tế trong cuộc sống.
Hiện nay giáo dục Stem đã được phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên việc tiếp cận Stem vẫn trong một phạm vi hẹp. Vì vậy nhiều người vẫn nghĩ Stem là một cái gì đó xa vời và đắt đỏ. Nhưng thực tế không như vậy Stem vô cùng gần gũi, xuất hiện ở mọi nơi và xung quanh cuộc sống của chúng ta.
2.Stem giúp học sinh chạm vào cách mạng công nghệ 4.0
Stem bao gồm 5 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật, mỗi lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố khác nhau. Vậy việc tích hợp giảng dạy theo mô hình Stem là vô hạn, đa dạng về phương thức và mức độ.
3.Dạy Stem tốt nhất từ bậc mẫu giáo
Nhiều người tìm hiểu về Stem và đặt ra câu hỏi độ tuổi nào là phù hợp nhất để giáo dục trẻ bằng phương pháp Stem. Để trả lời câu hỏi này tiến sĩ Diana Wehrell Drabowski - Giám đốc điều hành công ty Tư vấn giáo dục Mobile Science khẳng định độ tuổi phù hợp nhất để trẻ tiếp cận với Stem là độ tuổi mầm non.
Cùng với đó các nghiên cứu của Hiệp hội giáo viên khoa học Quốc gia Mỹ chỉ ra trẻ nhỏ học các kiến thức mới thông qua việc chủ động khám phá và thúc đẩy sự quan sát, tương tác trong sự phát triển vốn có của trẻ.
Trẻ em luôn tò mò mọi thứ xung quanh nên bản thân mỗi trẻ là những nhà khoa học bẩm sinh. Vậy độ tuổi phù hợp nhất để trẻ tiếp cận với Stem là từ lứa tuổi mầm non. Yêu cầu người dạy phải hiểu được điều đó và có các phương pháp giáo dục phù hợp.
Bên cạnh đó giáo viên cần đặc biệt chú ý đến sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp cận những kiến thức mới. Trẻ thực sự hứng thú chỉ khi được làm quen với những điều mà chúng quan tâm. Ngược lại nếu dạy trẻ những điều mà bản thân chúng không quan tâm thì rất khó để đạt được kết quả như mong đợi.
Trong khi đó giáo dục Stem rất có lợi thế trong việc khơi gợi sự hứng thú cho học sinh. Các em được trải qua quá trình học tập mà không phải là những kiến thức đơn điệu, những kiến thức luôn được tích hợp liên môn, gắn với thực tế thông qua các hoạt động thực tế và quan trọng các em được thực hành nhóm với nhau.
4.Thế nào được đánh giá là một bài học Stem chất lượng?
Giáo dục Stem, chương trình Stem đảm bảo chất lượng bắt buộc phải lồng ghép các kiến thức liên môn, tạo sự gắn kết của nhiều nội dung. Qua đó giúp người học phát triển được 4 yếu tố sau đây.
- Tư duy sáng tạo và đổi mới.
- Kỹ năng phản biện.
- Khả năng gắn kết và hợp tác.
- Truyền thông và kỹ năng giao tiếp.
Trong quá trình học Stem học sinh phải là người chủ động đối với việc hoàn thành sản phẩm hay dự án Stem. Trong khi đó giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát hướng dẫn và trợ giúp khi cần thiết.
Vì vậy bằng phương pháp giáo dục Stem trẻ sẽ phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo. Hơn nữa trẻ còn biết kết hợp giao tiếp với đồng đội để hoàn thành những nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Từ đó tự mình có thể rút ra những bài học hữu ích.
Yêu cầu khi triển khai phương pháp dạy và học theo mô hình Stem đó là học sinh và giáo viên đều cần hứng thú và yêu thích. Làm sao để việc học Stem là một quá trình trải nghiệm chứ không phải là đích đến. Đặc biệt người dạy phải quan tâm đến vấn đề này để mỗi một bài học là một cơ hội để học sinh có thể học hỏi.
Cuối cùng thay vì giáo viên và phụ huynh lạm dụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy chiếu, máy tính, smartphone thì hãy cố gắng thay đổi bằng các hình ảnh trực quan.
Thay vì mở máy tính thì hãy cho trẻ tiếp cận với những đồ chơi công nghệ như robot lập trình. Việc tiếp cận sớm với giáo cụ Stem sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ và ghi nhớ sâu hơn kiến thức được học. Hơn nữa đây cũng là cách để giúp trẻ "chạm" đến công nghệ 4.0 hiệu quả nhất.
Các tin khác
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá quả trứng ý nghĩa, cuốn hút 06/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá con gà – Kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật 05/12/2024
- Giáo án STEAM chơi với giấy: Khơi nguồn sáng tạo cho trẻ 04/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM khám phá các giác quan sáng tạo, hiệu quả 03/12/2024
- Giáo án STEAM làm sữa chua hoa quả dầm – Trải nghiệm nhỏ, hạnh phúc to 02/12/2024
- Giáo án STEAM khám phá các loại hoa sáng tạo, ý nghĩa 01/12/2024
- Cách xây dựng giáo án STEAM chủ đề giao thông sáng tạo và hiệu quả 30/11/2024